Em bán chi mà dưới bợ trên sàn,
Dầm sương phán mại, cảm thương hàn ai nuôi?
Chủ đề: Tình yêu đôi lứa
-
-
Chữ tình khổ lắm, ai ơi
Chữ tình khổ lắm, ai ơi
Về nhà cơm dọn, em ngồi khoanh tay
Không ăn cha đánh, mẹ rầy
Ăn thì nước mắt chan đầy chén cơm. -
Ao nước trong con cá lội tang tình
-
Chữ phú nằm trên chữ quý
-
Choàng ngang qua cổ con bạn khóc thương
-
Anh đưa em tới nhà vuông
-
Cho dù cạn nước biển Ðông
-
Vắng mình, dạ nọ đau rên
-
Em chạy theo anh, em vấp, em té sấp bụi bờ
Em chạy theo anh, em vấp, em té sấp bụi bờ,
Miệng em kêu, tay em ngoắt, em biểu anh chờ, sao anh lại đi luôn? -
Dù cho cha đón ngả đình
Dù cho cha đón ngả đình
Mẹ ngăn ngả chợ, đôi mình cũng thương -
Chim quyên, chim én, chim phụng, chim nhàn
-
Chim quyên lẻ bạn than thở một mình
-
Đôi gióng mây anh ra tay thắt nút
-
Lúc trông mưa thấy nắng, hồi trông nắng gặp mưa
Lúc trông mưa thấy nắng, hồi trông nắng gặp mưa
Buổi xuân xanh không gặp bạn, buổi chợ trưa hết người -
Lời thề thốt quên quên nhớ nhớ
Lời thề thốt quên quên nhớ nhớ
Bức thư tình mở mở phong phong
Bạn về có nhớ ta không
Hai hàng châu lệ, cánh hồng gửi lên -
Trời sanh đậu đũa trái dài
-
Bắt con còng gió, anh bỏ vào hang
-
Thương nhau, nhướng cặp lông mày
Thương nhau, nhướng cặp lông mày
Đừng liếc mắt ngọc, thiên hạ hay khó lòng. -
Trống cơm khéo vỗ nên vông
Trống cơm khéo vỗ nên vông,
Một bầy con nhít lội sông đi tìm,
Thương ai con mắt lim dim,
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ.
Thương ai duyên nợ tang bồng.Video
-
Con cá chi không sanh không đẻ
Chú thích
-
- Bợ
- Một loại thúng rổ nhỏ dùng để đựng hàng hóa đặc biệt hơn những loại hàng hóa để bán đại trà. Thường thường bợ được để bên dưới thúng rổ khác, hàng hóa bên trong được đậy kín và để dành cho người đã đặt mua từ trước.
-
- Phán mại
- Mua bán (phán: bán, mại: mua).
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
-
- Ở giá
- Ở góa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Trống cơm
- Còn gọi là trống tầm vông, loại nhạc cụ gõ có màng rung, xuất hiện từ đời nhà Lý. Trước khi đánh trống người ta thường lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là trống cơm.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Nhà vuông
- Nhà cất trên nền cao chủ yếu có bốn cột lớn ở giữa rồi phát triển rộng ra hai mái trước sau và hai chái hai bên. Trước đây, khi có vấn đề gì cần thông báo với dân hoặc tập hợp tráng đinh đi bắt trộm cướp, người ta đánh mõ ở đây.
-
- Tràm
- Một loại cây mọc hoang thành rừng ở đồi núi và vùng ngập mặn. Ở nước ta, Cà Mau nổi tiếng là xứ nhiều tràm. Tràm thường được dùng lấy gỗ hoặc cất tinh dầu từ hoa và lá.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Tùng tam tụ ngũ
- Tụm năm tụm ba (thành ngữ Hán Việt).
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Gióng
- Còn gọi là quang, đồ vật làm bằng mây, gồm có đế gióng và 4 hay 6 quai gióng. Gióng được dùng kết hợp với đòn gánh - đòn gánh ở giữa, hai chiếc gióng hai bên, để gánh gạo và các loại nông sản khác.
-
- Sớt sưa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sớt sưa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Gióng.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đậu đũa
- Loại đậu cho quả dài giống như chiếc đũa, trong có nhiều hạt, có thể được ăn khi còn xanh hoặc đã chín. Khi chế biến đậu đũa thường được cắt ngắn, sau đó luộc riêng hoặc xào chung với thịt bò, tôm khô...
-
- Con nhít
- Con nít (từ cổ ở miền Bắc).
-
- Các dị bản khác chép: con sít. Ở miền Nam, lại có dị bản chép: con nít. Xem thêm giải thích tại đây.
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).