Chiều chiều ra ngắm sông sâu
Thấy dòng nước chảy dạ đau từng hồi
Chiều chiều ra ngắm sông sâu
Thấy dòng nước chảy dạ đau từng hồi
Thà rằng đừng nói tốt hơn
Nói chi để khiến kẻ hờn người đau
Người nào mặt láng, da ngà
Trai đôi ba vợ, gái đôi ba chồng
Trời cho cày cấy đầy đồng
Xứ nào xứ ấy trong lòng vui ghê
Một mai gặt lúa đem về
Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Trên đời nhất đẹp là lồn
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Gọi là gặp gỡ giữa đường
Họa là người dưới suối vàng biết cho
(Truyện Kiều)
Đường non là nước đường nấu chưa tới "độ." Thợ lò múc một ít đường, đổ vào bẹ chuối và nghiêng cho đường tráng đều bẹ chuối là được. Khi đường non nguội thì sánh lại và có màu vàng, dẻo, vị ngọt thanh, rất thơm ngon.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
Bình luận