Ra về em có dặn dò,
Mai ra chớ hở chuyện trò với ai.
Ca dao – Dân ca
-
-
Ra về đàng rẽ phân đôi
-
Ra về dưới đất trên sương
-
Ra về dặn rứa nghe không
-
Ra về dặn nước thề non
-
Ra về dặn bạn khoan chân
Ra về dặn bạn khoan chân,
Dặn hoa khoan nở mùa xuân đang dài -
Ra về chi vội bạn ơi
Ra về chi vội bạn ơi,
Ta đang vui với bạn, bạn vội rời bỏ ta -
Ra về chân lại đá lui
Ra về chân lại đá lui,
Bâng khuâng nhớ bạn bùi ngùi nhớ em -
Ra về cầm quạt che trăng
-
Ra về bụng nhớ người thương
Ra về bụng nhớ người thương,
Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than -
Ra về bẻ lá cắm đây
Ra về bẻ lá cắm đây,
Hôm sau ta cứ chốn này ta lên.Dị bản
Ra về bẻ lá cầm tay,
Hôm sau ta cứ chốn này ta lên.
-
Nhà chị chẳng thiếu giống chi
-
Ra về xin nhớ lời nhau
-
Thương ai tay trắng không nghề
-
Ăn một đọi cơm, đơm một đọi máu
-
Trầu quế chọn ngọn cho chuông
-
Trông trời cho chóng gió đông
-
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
-
Rượu nồng ai uống mà say
-
Trai nhớ bạn cũ, gái nhớ chồng xưa
Trai nhớ bạn cũ, gái nhớ chồng xưa
Không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tơ vương
- Tơ bị dính vào nhau; thường được dùng trong văn chương để ví tình cảm yêu đương vương vấn, khó dứt bỏ.
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ăn nễ
- Ăn cơm không (không có đồ ăn).
-
- Ngồi dưng
- Ngồi không, không làm việc gì.
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Mun
- Tro (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Trú
- Trấu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chuông
- Vuông, tốt đẹp.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Gió đông
- Từ từ Hán Việt đông phong, nghĩa là gió mùa xuân, từ hướng đông thổi đến.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề đô thành Nam trang - Thôi Hộ)Trần Trọng San dịch:
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
-
- Nhông
- Chồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tre non đuôi én
- Tre đẹp nhưng còn non, chưa sử dụng được.
-
- Tràng
- Đồ đan bằng tre, lòng nông, có vành (như cái mẹt).
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đức Thanh
- Tên một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây nổi tiếng với rượu nếp làng Thanh Lạng.