Ca dao – Dân ca
-
-
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ -
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Giờ ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa kia ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Từ ngày tôi về cùng anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi
Đất rắn nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ để tôi lấy chồng
Có lấy thì lấy cách sông
Để tôi lấy chồng cách ngõ anh raDị bản
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa tôi ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Bây giờ tôi về cùng anh
Anh tham nhan sắc, anh tình phụ tôi
Đất sỏi nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
Anh đi lấy vợ cách sông
Để tôi lấy chồng giữa ngõ anh raXưa kia ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu quý như hoa trên cành
Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh anh chửi anh tình phụ tôi
Đất xấu chả nặn nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
-
Không trơn mà trượt mới tài
Không trơn mà trượt mới tài
Không chồng mà đẻ con trai mới tình
Nâng lên đặt xuống một mình
Than rằng: con ở trong mình mẹ ra
Có con mà chẳng có cha
Lòng mẹ chua xót người ta chê cười
Bởi vì mẹ cợt mẹ cười
Cho nên mẹ đẻ mẹ nuôi một mình -
Khi đầu em nói em thương
Khi đầu em nói em thương
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây
Tưởng là rồng ấp lấy mây
Ai ngờ rồng ấp lấy cây bạch đànDị bản
Khi đầu em nói em thương
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây
Tưởng là rồng ấp được mây
Ai ngờ rồng ấp phải cây chổi cùn!
-
Khi cày thì chẳng thấy chim
Khi cấy thì chẳng thấy chim
Đến khi lúa chín chim tìm tới ăn -
Đêm qua rót đọi dầu vơi
-
Bước đi ba bước lại ngừng
-
Hỡi người vác cuốc thăm đồng
-
Thề nguyền sau trước nhất ngôn
Thề nguyền sau trước nhất ngôn
Sống nằm chung gối, thác chôn chung mồ -
Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ
-
Hỡi ơi chú tiểu trên chùa
-
Nhất thời xóm ruộng khiêng ma
-
Lạy trời gió thổi pheo pheo
-
Hỡi anh áo trắng quần là
-
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên -
Hôm qua anh đi chợ trời
Hôm qua anh đi chợ trời
Thấy ông Nguyệt Lão đang ngồi ở trên
Tay thì cầm bút cầm nghiên
Tay cầm tờ giấy đang biên rành rành
Biên ta rồi lại biên mình
Biên đây lấy đấy, biên mình lấy ta
Chẳng tin lên hỏi trăng già
Trăng già cũng bảo rằng ta lấy mình
Chẳng tin lên hỏi thiên đình
Thiên đình cũng bảo rằng mình lấy ta
Quyết liều một trận phong ba
Để cho thiên hạ người ta trông vào
Quyết liều một trận mưa rào
Để cho thiên hạ trông vào đôi ta -
Hoa sói mà gói xương sông
-
Em chưa có chồng chân rời tay rảnh
-
Ru con giữa buổi chiều đông
Ru con giữa buổi chiều đông,
Để mẹ tát nước giữa đồng đêm nay.
Cầu giai mẹ đổ luôn tay,
Cho lành manh áo cho đầy cơm con.
Cho lòng mẹ đỡ héo hon,
Cho khuôn mặt trẻ đẹp tròn như gương.
Quản gì một nắng hai sương,
Quản gì gió bụi trên đường con ơi.
Ru con mẹ hát mấy lời,
Ngủ đi cho mẹ còn rời gối tay.
Chú thích
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Rồng mây
- Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Muôn
- Mười nghìn (từ cũ), đồng nghĩa với vạn.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Lèo
- Dây buộc từ cánh buồm đến chỗ lái để điều khiển buồm hứng gió. Gió cả, buồm căng thì lèo thẳng. Động tác sử dụng lèo cũng gọi là lèo (như trong lèo lái).
-
- Là
- Hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Phong ba
- Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Bất nhân
- Không có tính người, tàn ác (từ Hán Việt).
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rứa
- Thế, vậy (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bá niên
- Trăm năm (từ Hán Việt).