Anh đây một vợ hai con
Lấy thêm em nữa cho tròn một mâm
Anh đây một vợ hai con
Dị bản
Ở đây một vợ một con
Muốn dì mi nữa cho tròn một mâm
Anh đây một vợ hai con
Lấy thêm em nữa cho tròn một mâm
Ở đây một vợ một con
Muốn dì mi nữa cho tròn một mâm
Anh muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Trắng như giấy, giấy còn có cặn
Ngộ như sen, sen lại đóng phèn
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn
Bóng trăng trong một thuở, bóng đèn lờ ngàn năm
Anh ơi, đừng thấy tóc dài mà phụ tóc ngắn,
Đừng thấy da trắng mà phụ da đen,
Đừng thấy bóng trăng mà phụ bóng đèn,
Bóng trăng một thuở, bóng đèn trăm năm.
Chợ Bến Thành dời đổi,
Người sao khỏi hợp tan,
Xa gần giữ nghĩa tao khang
Chớ tham quyền quý, phụ phàng duyên xưa
Yêu anh hay chẳng yêu anh
Bát cơm em trót chan canh mất rồi
Nuốt vào đắng lắm anh ơi
Nhả ra thì sợ tội trời ai mang.
Em về hỏi mẹ cùng cha
Có cho em lấy chồng xa hay đừng.
Nước trong ai chẳng rửa chân
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn
Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lư đừ
Núi kia ai đắp nên cao
Sông kia biển nọ ai đào mà sâu?
Con chim nó hót trên cành
Nếu Trời không có, có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao
Nếu Trời không có, làm sao có mình?
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp gần chàng ăn hạt muối trắng cũng ngon
Mấy lâu ni ruột thắt gan mòn
Trông cho gặp mặt khỏi còn nhớ thương
Vắng mặt em ăn đường cũng thấy đắng
Gặp mặt em rồi ăn muối trắng cũng ngon
Trăm năm soi tấm gương mờ
Không bằng một phút soi nhờ gương trong
Về tên gọi sông Vàm Cỏ, có hai cách giải thích:
- Theo Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, "Vàm: ngã ba sông rạch, nơi một con rạch giáp với sông hay một con sông nhỏ giáp với sông lớn”. Ở đây, ý nói sông Vàm Cỏ là sông nhỏ, giáp sông Soài Rạp. Do hai bên bờ mọc nhiều cỏ, gọi là Vàm Cỏ.
- Các tài liệu của Pháp gọi sông Vàm Cỏ là “Vaïco” bắt nguồn từ tiếng Khmer “piăm vaïco”, nghĩa là "vàm lùa bò". Người Việt đọc chệch thành Vàm Cỏ.
Cách giải thích thứ 2 được nhiều người tán đồng, vì hai chi lưu Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây đều bắt nguồn từ Campuchia. Hơn nữa, một số tài liệu xưa ghi nhận rằng vùng này ngày trước có nhiều trâu bò đi thành từng đàn, theo đường cố định, lâu ngày trở thành cái láng, con rạch, thậm chí con sông.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.