Đèn mù u khi lu khi tắt
Đèn cầu sắt khi đỏ khi xanh
Anh có thương em đừng dỗ đừng dành
Gái ngoan thì chọn trai lành, lo chi.
Ca dao – Dân ca
-
-
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền -
Học trò thò lò mũi xanh
-
Học trò, học trỏ, học tro
Học trò, học trỏ, học tro
Chưa xong ba chữ đã lo vét nồi -
Học trò cao cẳng dài giò
Học trò cao cẳng dài giò
Chân đi ngoài ngõ, miệng thò trong mâmDị bản
-
Ốc bực mình ốc
Ốc bực mình ốc
Nó vặn nó vẹo
Bèo bực mình bèo
Lênh đênh mặt nước
Nước bực mình nước
Tát cạn cấy khoai
Khoai bực mình khoai
Đào lên cấy xuống
Muống bực mình muống
Ngắt ngọn nấu canh
Anh bực mình anh
Vợ con chưa có
Đêm nằm vò võ
Một xó giường không
Hỏi giường có bực mình không hỡi giường ? -
Đèn hết dầu đèn cháy tới tim
Đèn hết dầu đèn cháy tới tim
Một ngày gá nghĩa cũng niềm phu thê -
Ai xui em có má hồng
-
Ai về nhắn với bà cai
-
Thấy anh, em muốn gá duyên thầm
-
Thấp lùn thì dễ chun rào
-
Thương em, thương cả cuộc đời
-
Thương ai chăm bẳm đám bèo
-
Tây Nguyên dốc đứng cao mù
-
Tay dài, chân ngắn là vui
Tay dài, chân ngắn là vui
Chân cao tay ngắn: ngậm ngùi buồn thương -
Tay cầm trái bắp vô lùi
-
Tay cầm rựa quéo khều măng
-
Tay cầm rựa lụt chém mụt măng vòi
-
Tang cha chế mẹ làm sao
-
Tai nghe nẫu đã sang nhà
Tai nghe nẫu đã sang nhà
Chờ ngày đi hỏi vậy, mà có không
Kẻ đồn có, người lại nói không
Có không nói thiệt, để anh trông mất lòngDị bản
Tai nghe họ đã viếng nhà
Chờ ngày đi hỏi, vậy mà có không?
Chú thích
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Trọt
- Cũng gọi là dọt, mảnh đất phía trước hiên nhà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Dừa
- Loài cây lớn có thân hình trụ thẳng đứng, có thể cao 15 - 20m. Lá dài có khi tới 5m, có một gân chính to. Cây có hoa và quả quanh năm. Dừa được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta, dừa có nhiều ở Bến Tre và Bình Định.
Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể sử dụng được. Phần cùi (cơm) dừa ăn được ở dạng tươi hay sấy khô. Nước dừa dùng làm nước giải khát hoặc chế biến thực phẩm. Sọ dừa làm hàng mỹ nghệ. Thân dừa làm thìa, đũa, v.v...
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Lỡ cỡ
- Dang dở, nửa chừng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Tây Nguyên
- Khu vực địa lí hiện nay bao gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm ở vùng Nam Trung Bộ. Tây Nguyên nằm ở độ cao 500-600m so với mặt nước biển, trập trùng đồi núi, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Kinh, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, Xê Đăng, Mơ Nông... và nhờ vậy mà có những nét văn hóa riêng hết sức độc đáo: đàn T'rưng, nhà sàn, rượu cần, cồng chiêng...
-
- Khu
- Đít, mông (phương ngữ).
-
- Lùi
- Nướng bằng cách ủ (khoai, mía, bắp...) vào tro nóng cho chín.
-
- Rựa quéo
- Thứ rựa nhỏ, cán dài, lưỡi cong, mũi nhọn.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Lụt
- (Dao, rựa) cùn. Còn có nghĩa rộng là là kém cỏi, bất tài.
-
- Mụt
- Cây non mới nhú, thường dùng cho măng (mụt măng).
-
- Măng vòi
- Măng mọc ra từ nhánh tre (thay vì từ gốc), có thể dùng làm thức ăn như măng chua.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tang chế
- Phép tắc để tang. Theo phong tục, khi một người qua đời thì những người thân phải để tang để tưởng nhớ, tùy theo quan hệ xa gần mà thời hạn để tang khác nhau.
-
- Âm hao
- Tin tức. Như âm háo 音耗 tăm hơi. Ta quen đọc là âm hao (từ điển Thiều Chửu).
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
Dịch thơ:
Xa cách các em tin tức bặt
Bình yên mấy chữ thấy đâu mà.
(Sơn cư mạn hứng - Nguyễn Du, người dịch: Nguyễn Thạch Giang)
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).