Đường mương nước chảy, con cá nhảy, con tôm nhào,
Hai đứa mình kết ngãi, cha mẹ nào không thương.
Ca dao – Dân ca
-
-
Đường rầy nghiêng, xe lửa chạy cũng nghiêng
Đường rầy nghiêng, xe lửa chạy cũng nghiêng,
Gặp nhau đây dưới thủy trên thuyền,
Lời phân chưa có cạn, nước mắt liền vội tuônDị bản
-
Chừng nào Bưng Bạc hết sình
-
Nhứt thương, nhị nhớ, tam sầu
-
Nào khi gánh nặng anh chờ
-
Thương nhau hát lý qua cầu
-
Xóm trên giăng lưới, xóm dưới giăng câu
Xóm trên giăng lưới, xóm dưới giăng câu
Trách ai làm đêm thảm ngày sầu
Cơm ăn không đặng, nhai trầu giải khuâyDị bản
Ngồi xóm trên giăng lưới, xóm dưới giăng câu,
Ai làm cho trai thảm gái sầu,
Cơm ăn chẳng đặng, ăn trầu giải khuây.
-
Vượn bồng con lên non hái trái
Vượn bồng con lên non hái trái
Đoạn sầu này để lại cho ai? -
Tuy anh nghèo nhưng dòng họ anh đông
Tuy anh nghèo nhưng dòng họ anh đông
Người giúp một đồng, cũng đủ cưới em -
Trời mưa nhỏ giọt đọt gừng
Trời mưa nhỏ giọt đọt gừng
Đôi ta từ nhỏ đã từng thương nhau -
Tới đây vai gánh miệng trao
Tới đây vai gánh miệng trao
Ai mua duyên ngọc, má đào, bán cho! -
Tôi thương chàng, thương thiệt, chàng ôi
Tôi thương chàng, thương thiệt, chàng ôi
Chàng đừng nói chuyện thả trôi qua dòng -
Tiếng anh nho sĩ học trò
-
Thùng thùng, cắc cắc lửa cháy thành than
Thùng thùng, cắc cắc lửa cháy thành than
Vắng nhau một bữa ruột gan rã rời,
Dậm chân xuống đất kêu trời,
Người thương còn đó, trao lời khó trao. -
Theo anh cho ấm tấm thân
Theo anh cho ấm tấm thân,
Khỏi qua non nọ, khỏi lần núi kia. -
Sông sâu nước chảy ngập kiều
Dị bản
Sông sâu ngựa lội ngập kiều
Dầu anh có phụ, còn nhiều nơi thương
-
Bần che bóng mát, cá thác lác quẫy đục ngầu
Dị bản
-
Ra đây chẳng lẽ về luôn
-
Từ ngày bão lụt năm Thìn
Dị bản
Từ ngày bão lụt Giáp Thìn
Cửa nhà xiêu lạc
Đến nay anh mới gặp, hai đứa mình nhớ thương
-
Gặp em đây mới biết em còn
Gặp em đây mới biết em còn
Hồi năm Thìn bão lụt, anh khóc mòn con ngươiDị bản
Chú thích
-
- Mương
- Đường nước do con người đào để dẫn nước.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đường rầy
- Đường ray (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cả hai từ này đều có gốc từ tiếng Pháp rail.
-
- Xe lửa
- Tàu hỏa (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Cầu Bình Điền
- Một cây cầu thép được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, bắc ngang qua sông Bình Điền (nay thuộc địa phận huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) cho xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho. Sau này Việt Minh phá đường ray đoạn Bình Chánh - Gò Đen, xe lửa không chạy được nữa, nên Pháp xây thêm cây cầu mới bê tông dầm thép tại vị trí cầu Bình Điền ngày nay để lưu thông đường bộ.
-
- Nghiêng triền
- Nghiêng qua một bên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bưng Bạc
- Tên một làng thuộc huyện Long Ðất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nay là di chỉ khảo cổ có niên đại thuộc khoảng thời gian cách đây trên dưới 2500 năm (giữa thiên niên kỷ I trước Công Nguyên).
-
- Sình
- Bùn lầy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Lưu Bị viếng Khổng Minh
- Một tích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng thuở còn hàn vi ở ẩn trong một cái lều cỏ ở Long Trung. Lưu Bị cùng với hai em kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi đến lều cỏ để thỉnh cầu ông ra giúp việc nước, nhưng hai lần ông không chịu tiếp mà chỉ ăn ngủ trong lều như thường. Mãi đến lần thứ ba ba người mới gặp được Gia Cát Lượng. Tích này có tên là Tam cố thảo lư (ba lần đến lều cỏ).
-
- Chín suối
- Cõi chết. Từ này bắt nguồn từ chữ Hán cửu tuyền. Theo Thế thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Trọng Văn: "Cha ngươi là Trọng Kham là người như thế nào?" Trọng Văn nói: "Tuy không thể làm sáng tỏ một đời, cũng đủ để soi rọi khắp cửu tuyền."
Trên tam đảo, dưới cửu tuyền
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng
(Truyện Kiều)
-
- Lý qua cầu
- Tên một điệu lý (một thể loại dân ca) rất phổ biến ở Nam Bộ. Đây chính là bài lý được nhắc đến trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Bế Kiến Quốc, đã được nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành bài hát Ngẫu hứng lý qua cầu.
-
- Ninh Quới
- Một xã nay thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Can dạ
- Lòng dạ (can nghĩa là gan, từ Hán Việt).
-
- Kiều
- Cầu (từ Hán Việt).
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Cá thác lác
- Cũng gọi là cá thát lát hoặc cá phác lác, một loại cá nước ngọt rất thường gặp ở Trung và Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Cá thường được đánh bắt để làm chả cá thác lác - một đặc sản nổi tiếng - và các món ngon khác như lẩu cá, muối sả ớt, canh...
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khăn xéo
- Một loại khăn bịt đầu ngày xưa, vừa để che mưa nắng vừa có thể làm tay nải để đựng đồ đạc khi cần. Cũng gọi là khăn chéo.
-
- Bão lụt năm Thìn
- Một trận bão lụt lớn xảy ra vào năm Giáp Thìn (1904), gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và còn lan ra đến tận Thừa Thiên-Huế. Trong quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh và Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc có viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3,5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người. Qua ngày 17-3 âm lịch, nước dần rút, người người đi tìm xác thân nhân. Hôm sau mới thấy mặt đất, quang cảnh thật là hãi hùng. Mãi đến ngày 19-3 âm lịch chính quyền mới tổ chức chôn cất những người chết, hễ gặp đâu thì chôn đó. Bọn trộm cướp thừa cơ đi gỡ bông tai, vòng vàng trên các xác chết. Kết quả thống kê: Mỹ Tho thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hòa..., 60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết.
Vào các năm Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976) cũng xảy ra những trận lụt lớn.
-
- Chợ Ba Kè
- Một chợ lâu đời nay thuộc xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Giồng Ké
- Tên mới là chợ Trung Ngãi nhưng người dân vẫn quen gọi là Giồng Ké, một ngôi chợ lâu đời nay thuộc xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.