Chuồn chuồn mắc bẫy nhện giương
Anh xa người nghĩa, bốn phương đều buồn
Ca dao – Dân ca
-
-
Bao giờ nước ngọt đường cay
Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tùDị bản
Chừng nào muối ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
-
Trâu anh con cỡi con dòng
-
Cá rô róc rách đường cày
Dị bản
Rô ranh róc rách đường cày
Ai ghẹo gì mày hỡi cá rô ranh?
-
Khuất đám đưng, dòm chừng đám sậy
-
Chim quyên ăn trái ổi chua
-
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
-
Chờ cho phụ mẫu ngủ mòm
-
Dĩa bàn thang bịt vàng đơm chả
-
Dĩa nghiêng, mực nước không đầy
-
Dòm lên đọt chuối so le
-
Má ơi con chẳng ham giàu
-
Không chồng, son phấn qua loa
-
Dầu mưa dầu gió mặc dầu
-
Đò đầy không đi thì trưa,
-
Nhà kia có bụi dành dành,
-
Bậu về, anh chẳng dám cầm
-
Bao giờ cho lợn cạo ngôi
-
Người khôn ai chả nâng niu
Người khôn ai chả nâng niu
Hoa thơm ai chả chắt chiu để dành -
Nghe tin anh thi đỗ tú tài
Chú thích
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Don
- Kích cỡ trung bình, không lớn không nhỏ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Ngủ mòm
- Ngủ say, ngủ mê man (từ cổ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Dĩa bàng thang
- Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
-
- Rầy
- La mắng (phương ngữ).
-
- Dĩ lỡ
- Đã lỡ, đã trót làm việc gì (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Dây ruộng
- Một đám ruộng chạy dài.
-
- Dầu dừa
- Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đụt
- Trú mưa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dành dành
- Còn tên gọi khác là chi tử, huỳnh can, là một loại cây mọc hoang ở rừng, được các nhà nghiên cứu thảo dược phát hiện đưa về trồng trong vườn thuốc. Cây dành dành là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh về gan, mật, đặc biệt là các chứng đau mắt.
-
- Cầm
- Giữ lại. Từ này có lẽ có gốc từ chữ Hán kiềm (cái khóa).
-
- Lòng tong
- Còn gọi là lòng đong, tên gọi chung của một số loại cá nước ngọt hoặc nước lợ, thân nhỏ, thường được người dân đem kho khô hoặc kho nước với tiêu bột ăn cơm nóng.