Đường dài mới biết sức ngựa hay
Bây giờ mới biết con bạn dày trí khôn
Ca dao – Dân ca
-
-
Em không nhớ thuở anh cầm ngọn dao sắc
-
Yêu em không phải dáng hình
Yêu em không phải dáng hình
Không vì sắc đẹp, chỉ tình nghĩa thôi
Nếu như cái đó mất rồi
Thì anh đòi lại tiền hồi cưới em -
Canh nông, sớm tối ngoài đồng
Canh nông, sớm tối ngoài đồng
Suốt ngày cặm cụi, chổng mông lên trời
Bữa ăn như bữa vét nồi
Đói cào đói rã, mồ hôi ướt đầm
Sống gì sống tối sống tăm
Khổ ngày khổ tháng khổ năm khổ đời
Bắc thang lên hỏi Phật Trời
Cớ sao lại để kiếp người đắng cay -
Em ơi em ngủ cho yên
-
Rồng chầu biển bắc, phụng múa Hà Tiên
Rồng chầu biển Bắc, phụng múa Hà Tiên
Anh thương em gặp mặt thương liền
Tỉ như Lữ Bố, Điêu Thuyền thuở xưaDị bản
Rồng chầu biển Bắc, phụng múa Hà Tiên
Thương làm sao gặp mặt thương liền
Giả như Lữ Bố, Điêu Thuyền thuở xưa
-
Bớ bà rọc lá dưới mương
Bớ bà rọc lá dưới mương
Cho tôi một tấm che sương đội đầu -
Bến Tre gái đẹp thật thà
-
Chiều nghe còi thổi, còn lo một nỗi xa mình
Chiều nghe còi thổi, còn lo một nỗi xa mình
Em có mưu chi cao rộng? Anh thiệt tình hết mưu. -
Đêm nằm bỏ tóc qua mình
-
Sớm mai đi chợ Gò Cát
-
Anh than với em những nỗi thâm trầm
Anh than với em những nỗi thâm trầm
Nằm đêm nghĩ lại nát bầm lá gan -
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Thương hỡi thương nhện vương xuống chiếu
Em ở chi một mình rồi đau yếu ai nuôi -
Thương hỡi thương chiếc ghe lườn đi ngược
-
Trèo lên thanh trục đứng cao
-
Cầm bình ai nỡ quăng bình
-
Đời ông cho tới đời cha
-
Làm người nên biết tiện tằn
Làm người nên biết tiện tằn,
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi,
Những người đói rách rạc rời,
Bởi phụ của Trời làm chẳng có ăn. -
Bây giờ gặp phải hội này
-
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Trời sinh ra kiếp ăn chơi
Sao trời lại ghép vào nơi không tiền?
Chú thích
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Thuyên dù
- Dù (hay dủ): Khá, lành mạnh (gốc từ cách phát âm của chữ Hán dũ 愈). Thuyên dù: Thuyên giảm nhiều, đỡ nhiều.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Gò Cát
- Một địa danh nay là xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có gạo Gò Cát nổi tiếng thơm, dẻo, là nguyên liệu làm nên đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Ghe lườn
- Loại thuyền độc mộc, dùng để chuyên chở (nhất là chở lúa) trong các kênh rạch vùng Tây Nam Bộ. Ghe lườn này có dáng thuôn dài, mũi nhọn để dễ di chuyển trên các dòng nước hẹp, nhưng cũng vì thế mà dễ bị lật, chìm.
-
- Thanh trục
- Trong nghề nông, trục là công cụ để cán đất ruộng cho nhuyễn. Trục gồm có ống trục (ống dài đẽo 5 khía, hai đầu được giữ chặt bởi hai tai trục) gắn vào thanh gỗ nằm ngang gọi là thanh trục. Trên thanh trục có gắn bàn ngồi cho người điều khiển trâu bò đứng hoặc ngồi trên thanh trục.
-
- Lang
- Chàng (từ Hán Việt), tiếng con gái gọi con trai. Văn chương cổ thường dùng "tình lang," "bạn lang" để chỉ người tình.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).