Thương thì chưa chắc đã thương
Con gái ra đường anh chọc anh chơi
Ca dao – Dân ca
-
-
Ba trăng là mấy mươi hôm
-
Đường về quê mẹ cách truông
-
Trộm vàng trộm bạc cho cam
Trộm vàng, trộm bạc cho cam
Trộm một nắm cám cũng mang tiếng đời -
Trời xanh con nước cũng xanh
Trời xanh, con nước cũng xanh
Đố ai biết được ân tình éo le -
Trời sinh trái mít có gai
Trời sinh trái mít có gai
Con hư tại mẹ dẫn trai vào nhà -
Trồng tre trồng trúc trồng dừa
-
Một ngày ba bận trèo đèo
Một ngày ba bận trèo đèo
Vì ai vú hếch, lưng eo hở chàng -
Đừng khinh dưa muối tương cà
Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do -
Khen ai khéo nặn nên dừa
-
Cao chê ngỏng, thấp chê lùn
Cao chê ngỏng, thấp chê lùn
Béo chê béo trục béo tròn
Gầy chê xương sống xương sườn bày ra -
Khoai lang bốn tháng thì sùng
-
Bởi vì Tân biến vi toan
-
Tưởng rằng khăn trắng có tang
-
Tướng người trán ngắn đầu to
Tướng người trán ngắn, đầu to
Quanh năm chỉ biết chăn bò, chăn trâu -
Biết ai đặng gửi má đào
-
Bí đao non không ngon tại nấu
-
Bấy lâu nay thiếp vắng mặt chàng
Bấy lâu nay thiếp vắng mặt chàng
Sầu bi trong dạ, ăn vàng không ngon -
Đường rừng có bốn cái vui
-
Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Chú thích
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Tân biến vi toan
- Chữ tân 辛 biến thành chữ toan 酸, một quan niệm lí số, theo đó những người thuộc can Tân (Tân Mùi, Tân Tỵ, Tân Mẹo, Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu) thường gặp nhiều chua cay (toan) trong cuộc đời. Tân biến vi toan là một trong Thập can chiết tự:
Giáp 甲 biến vi điền 田
Ất 乙 biến vi vong 亡
Bính 丙 biến vi tù 囚
Đinh 丁 biến vi vu 于
Mậu 戊 biến vi quả 寡
Kỷ 己 biến vi ân 殷
Canh 庚 biến vi cô 孤
Tân 辛 biến vi toan 酸
Nhâm 壬 biến vi vương 王
Quý 癸 biến vi thiên 天
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Má đào
- Má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
-
- Bí đao
- Còn gọi là bí trắng, là một cây họ dây leo, trái được xào, nấu phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài ra, hạt và quả còn được dùng trong các bài thuốc dân gian.
-
- Mai dong
- Người làm mai, được xem là dẫn (dong) mối để trai gái đến với nhau trong việc hôn nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lạo
- Động tác đưa mái chèo hơi xuôi ra sau, lắc nhẹ cho thuyền đi với tốc độ chậm. Cách chèo này thường được dùng khi chèo thuyền trong phạm vi hẹp như kênh, rạch.
-
- Vĩnh Long
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này được thành lập năm 1732 với tên là châu Định Viễn (thuộc dinh Long Hồ), sau lần lượt có các tên Vĩnh Trấn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long, Vĩnh Trà, Cửu Long, trước khi trở lại tên Vĩnh Long vào năm 1992. vào cuối thế kỉ 18, đây chiến trường diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút oanh liệt đánh tan năm vạn quân Xiêm cũng diễn ra tại đây.
-
- Bùi Hữu Nghĩa
- (1807 - 1872), trước có tên là Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi; từng làm quan nhà Nguyễn, đồng thời là nhà thơ và là nhà soạn tuồng của Việt Nam.
Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới, nghèo nhưng ham học. Năm 1835, ông đỗ Giải nguyên (thủ khoa) kỳ thi Hương nên còn được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Là người liêm chính nên Bùi Hữu Nghĩa không được lòng quan trên, và vì vậy đường công danh gặp nhiều bất trắc. Ông là người có tài về thơ nhưng lại nổi danh về tuồng hát bội. Khắp miền Nam kỳ lục tỉnh vào khoảng giữa cuối thế kỷ 19 không ai không biết đến tài năng của ông. Các bản tuồng nổi tiếng của ông: Tây du, Mậu tòng, Kim Thạch kỳ duyên.
-
- Phan Thanh Giản
- (1796 - 1867) Danh sĩ và đại thần triều Nguyễn, học rộng, thanh liêm, nhưng do dự và nhu nhược trong cơn quốc biến. Ông là người đại diện cho triều đình Tự Đức kí Hòa ước Nhâm Tuất, theo đó ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường được nhượng cho Pháp. Nhân dân thời ấy có câu "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình coi rẻ nhân dân). Vào cuối đời, ông làm quan tại Vĩnh Long. Ngày 4/8/1867, sau 17 ngày tuyệt thực, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự vẫn.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.