Gió đưa buồm hạnh rảnh rang
Tiếng nhơ thiếp chịu, để chàng danh thơm
Tuệ Nương
Thành viên của Ca Dao Mẹ. Yêu thích những bài ca dao hóm hỉnh, “đanh đá”, nhưng không kém phần ý nhị, như:
…
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
…
Hiện đang làm thuê cho tư bản tại Sài Gòn, Việt Nam.
Bài đóng góp:
-
-
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Biết nhau từ thuở buôn thừng
Trăm chắp nghìn nối xin đừng quên nhau -
Trăm năm dốc nguyện đá vàng
-
Sáng mai em mang đôi guốc ra dạo bên vườn
-
Anh đừng tham cái bông quế, bỏ phế cái bông lài
-
Buổi xuân xanh thiếp chẳng gặp chàng
Dị bản
-
Xăm xăm bước tới cây chanh
-
Thân em như đóa hoa rơi
Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa -
Ở chi hai dạ ba lòng
-
Đêm qua nằm ngủ sập vàng
-
Anh về đi ngủ kẻo khuya
-
Vì chưng ăn miếng trầu anh
-
Cách sông cách núi cho cam
-
Anh về để quạt lại đây
Anh về để quạt lại đây
Mở ra xếp lại cho khuây cơn buồn -
Đẹp chi cái áo vải bông
-
Công anh ngồi giữ buồng tằm
-
Mang bầu tới quán rượu dâu
-
Hai tay bưng đọi chè tàu
-
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
-
Có thương thì thương
Chú thích
-
- Hạnh
- Trong ca dao, chữ hạnh ghép với các danh từ khác (như buồm hạnh, buồng hạnh, phòng hạnh, vườn hạnh, ...) thường dùng để chỉ những vật thuộc về người phụ nữ, trong các ngữ cảnh nói về sự hi sinh, lòng chung thủy, hay những phẩm hạnh tốt nói chung của người phụ nữ. Có thể hiểu cách dùng như trên bắt nguồn từ ý nghĩa chung của từ hạnh là nết tốt.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Xuân xanh
- Tuổi trẻ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Chuôm
- Chỗ trũng có đọng nước ở ngoài đồng.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cam
- Bằng lòng chịu vì cho là không thể nào khác được.
-
- Lộn chồng
- Bỏ chồng theo trai (từ cũ).
-
- Buồng tằm
- Buồng để nuôi tằm. Tằm rất dễ chết, nên khi nuôi tằm phải có một phòng riêng, kín gió để đặt các nong tằm trên giá (gọi là cũi tằm).
Tình tôi mở giữa mùa thu
Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm
(Đêm cuối cùng - Nguyễn Bính)
-
- Bầu
- Đồ đựng rượu làm từ vỏ bầu khô, hình thuôn, đáy tròn lớn, miệng nhỏ, giữa thắt lại.
-
- Say hoa đắm nguyệt
- Nghĩa đen là say đắm hoa và trăng. Nghĩa bóng là say mê chuyện yêu đương trai gái.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Chè tàu
- Chè sản xuất từ búp chè không ủ lên men, cánh nhỏ, nước xanh, có hương thơm. Chè có tên như vậy vì nguyên sản xuất ở Trung Quốc.
-
- Châu sa
- Nước mắt rơi. (Trong văn thơ, châu hay giọt châu thường được dùng với nghĩa giọt nước mắt.)
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa
(Truyện Kiều)
-
- Thọ Xương
- Tên một huyện của thành Thăng Long xưa.