Bài đóng góp:
-
-
Ham ăn thì lú, ham ngủ thì mê
Ham ăn thì lú
Ham ngủ thì mê -
Dốc Giảm Thọ đường đèo Le
-
Bánh đúc bánh đỗ
Dị bản
-
Cá rô Bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn
-
Ai đi lơ lửng ngoài sân
Ai đi lơ lửng ngoài sân
Bứt dây trói lại hỏi dân làng nào? -
Ai ai cũng có duyên phần
Ai ai cũng có duyên phần
Bon chen mặc kẻ, tảo tần thây ai -
Bữa nay giọng tắt tiếng khan
-
Bừa lặp lắm ló nói lặp khó nghe
Bừa lặp lắm ló
Nói lặp khó nghe -
Quanh nhà ta hãy trồng bông
-
Qua đây không nhẽ làm thinh
Qua đây không nhẽ làm thinh
Vậy nên ta phải tự tình mấy câu -
Vật phi nghĩa bất thủ
-
Vàng mười chê đắt chẳng mua
-
Vắng em có một phiên đò
Vắng em có một phiên đò
Trầu ăn chẳng có chuyện trò thì không -
Phen này quyết chí buôn to
Dị bản
-
Ra đi gặp tắn mắc may
-
Đánh chó đá vãi cứt
-
Sảy chân, gượng lại còn vừa
Sảy chân gượng lại còn vừa
Sảy miệng biết nói làm sao bây giờ -
Sân si nghiệp chướng không chừa
-
Sây sim đại hạn
Dị bản
Chú thích
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Giảm Thọ
- Tên một dốc núi cao làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Quế Sơn và Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một con dốc rất cao, đường đi khó khăn.
-
- Đèo Le
- Một cái đèo nằm giữa hai xã Quế Long và Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam. Đèo này vốn do người Pháp khai phá thành con đường lên Nông Sơn và đặt tên là Đờ - Le. Vì đèo cao và dài, đường sá gập ghềnh khó đi, muốn vượt qua thì phải mất nhiều công sức, hết cả hơi thở nên dân gian mới gọi là đèo Le (le với hàm ý là le lưỡi). Hiện nay đây là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, với món đặc sản là gà tre Đèo Le.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh đỗ
- Loại bánh làm từ đậu bỏ vỏ, luộc chín, giã nát, viên thành viên tròn như quả chanh.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Bàu Nón
- Một cái hồ lớn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bàu Nón có giống cá rô ngon, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Nam Đàn
- Tên một huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Nam Đàn có nhiều làng nghề truyền thống như làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung v.v.
-
- Choan van
- Choáng váng.
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Vật phi nghĩa bất thủ
- Vật trái đạo lí thì không lấy (thành ngữ Hán Việt).
-
- Nhơn phi nghĩa bất giao
- Người không có đạo đức thì không kết giao (thành ngữ Hán Việt).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Vàng mười
- Vàng nguyên chất.
-
- Lừa
- Lựa chọn.
-
- Đồng thau
- Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Trấu
- Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.
-
- Tắn
- Rắn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Chó đá
- Tượng đá tạc hình chó, thường đặt trước cổng nhà, đền chùa, hoặc đặt trên bệ thờ, cùng có mục đích là để cầu phúc, trừ tà. Đây là một phong tục đặc thù trong tín ngưỡng của người Việt.
-
- Đánh chó đá vãi cứt
- Chỉ hạng bủn xỉn, hà tiện quá đáng. Tương tự như câu "Vắt cổ chày ra nước."
-
- Sân si
- Sân: nóng giận, thù hận; Si: si mê, ngu tối. Theo quan niệm Phật giáo, tham, sân, si là tam độc, những nguyên nhân gây nên nỗi khổ của con người.
-
- Nghiệp chướng
- Hành động bất thiện gây chướng ngại cho hạnh phúc và giải thoát (quan niệm Phật học).
-
- Sây
- (Cây) sai (hoa, quả).
-
- Sim
- Loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi, cho hoa màu tím, quả khi chín có thịt màu tím đậm, vị ngọt chát. Theo Đông y, tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.