Khen cho chàng đã to gan
Thuyền không có lái lo toan vượt vời
– Thuyền anh đã cạn lại đầy
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền
Bài đóng góp:
-
-
Kinh hồn táng đởm
-
Kê chớ lông già, cà chớ lông non
-
Không thương nhau nữa thì thôi
-
Khổ thay cái kiếp tôi đòi
-
Đầu chày đít thớt
Đầu chày đít thớt
-
Kẻ một quan khinh kẻ chín tiền
-
Kế hậu đã có con trai
-
Già sức khỏe trẻ bình yên
Già sức khỏe
Trẻ bình yên -
Già quen việc trẻ quen ăn
Già quen việc
Trẻ quen ăn -
Quê em ở chốn rừng xanh
-
Tiền môn khi xếp khi xoè
-
Ăn không đặng no
-
Khôn chết dại chết biết sống
Khôn chết dại chết biết sống
-
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Dại có uy quyền ấy dại khôn -
Khỏe như tru, ngu như lợn
-
Ăn cam mới biết mùi cam
Ăn cam mới biết mùi cam
Lấy chồng lựa chỗ trưởng nam mau giàu
– Em ơi đừng có ham giàu
Một trăm cái giỗ đổ lên đầu trưởng nam -
Một ngày ăn giỗ, ba ngày hút nước
Một ngày ăn giỗ
Ba ngày hút nước -
Khỏe như vâm
-
Khen ai dạ sáng như gương
Khen ai dạ sáng như gương
Tối trời như mực, biết quen mà mừng
Chú thích
-
- Vời
- Khoảng giữa sông.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Táng
- Mất (từ cũ).
-
- Đảm
- Quả mật. Nghĩa bóng chỉ tính cách bạo dạn. Có nơi phát âm thành đởm.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Lông
- Trồng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đấy
- Đái (phương ngữ).
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Đầu chày đít thớt
- Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Kế hậu
- Tiếp nối ở sau (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa tử
- Con nuôi (từ Hán Việt).
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Hạ bạn
- Ruộng thấp, chốn đồng bằng (từ Hán Việt).
-
- Tiền môn
- Cửa trước (từ Hán Việt).
-
- Bình phong
- Bức vách làm bằng các tấm gỗ, mây tre đan hoặc gạch đất. Ngoài tác dụng chắn gió hoặc ngăn không gian trong nhà, bình phong còn dùng để trang trí.
-
- Bánh ít
- Loại bánh dẻo làm bằng bột nếp, có mặt ở nhiều địa phương, có nơi gọi là bánh ếch hay bánh ết. Tùy theo từng vùng mà bánh ít có hình dạng và mùi vị khác nhau: hình vuông, hình tháp, hình trụ dài, gói lá chuối, lá dứa, không nhân, nhân mặn, nhân ngọt... Bánh ít là món bánh không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, giỗ cúng.
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Vâm
- Con voi (từ cũ).