Phượng hoàng ở chốn cheo leo
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà
Bao giờ gió thuận mưa hòa
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng
Phượng hoàng ở chốn cheo leo
Dị bản
Phụng hoàng đậu nhánh cheo leo
Sa cơ thất thế phải đeo cánh gà
Phượng hoàng ở chốn cheo leo
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà
Bao giờ gió thuận mưa hòa
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng
Phụng hoàng đậu nhánh cheo leo
Sa cơ thất thế phải đeo cánh gà
Trời sinh ra đã làm người
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi
Khi ăn thì phải lựa nồi
Khi nói, thì phải lựa lời chớ sai
Cả vui chớ có vội cười
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì
Có chồng mà chẳng có con
Cũng bằng hoa nở trên non một mình
Có mặt đây nói láo rằng thương
Tôi về xứ sở, vấn vương nơi nào?
Xin anh chớ nói yêu thương
Mỡ nạc anh ăn hết, cái xương anh chẳng chừa
Trai tơ gái goá thì chơi
Ðừng nơi có vợ đừng nơi có chồng
Trai tơ lấy gái goá chồng
Như mua nồi đồng đem nấu cám heo
Muốn cho êm ấm cửa nhà
Vợ kêu chồng dạ bẩm bà, con đây!
Lấy chồng hay chữ là tiên
Lấy chồng mù chữ là duyên con bò
Có chồng biết chữ là tiên
Có chồng dốt nát là duyên con bò
Gập ghềnh nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Cưới về chồng bỏ chồng dông
Bà già mới tiếc ba mươi đồng mua heo
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.