Vái ông Tơ một đĩa bánh bò bông
Cùng bà Nguyệt lão gắng công xe giùm
Bài đóng góp:
-
-
Ăn cơm đúng bữa, bệnh chữa kịp thời
Ăn cơm đúng bữa
Bệnh chữa kịp thời -
Hai đứa mình đứng cũng bằng vai
Hai đứa mình đứng cũng bằng vai
Người ngoài không biết, nói hai vợ chồng -
Gặp lúc trăng thanh gió mát
-
Hai đứa mình ngồi xuống một ghe
-
Gặp nhau giữa đám ruộng vuông
Gặp nhau giữa đám ruộng vuông
Lời phân chưa dứt nước mắt tuôn theo liền -
Gặp nhau đây lỡ hỏi lỡ chào
Gặp nhau đây lỡ hỏi lỡ chào
Hai tay nghiêng nón, nước mắt trào như mưa -
Hạc giao đầu, phụng lại giao đuôi
-
Hai đứa mình ở hai nơi
Hai đứa mình ở hai nơi
Gặp nhau hun hít đã đời mới thôi -
Hột giống nghĩa tình dễ gieo khó nhổ
Hột giống nghĩa tình dễ gieo khó nhổ
Đã gieo rồi, đừng để khổ cho nhauDị bản
Anh ơi hột giống nghĩa tình dễ gieo khó nhổ
Gieo vào lòng để khổ cho nhau
-
Hun em anh hít lấy hơi
Hun em anh hít lấy hơi
Lỡ khi phòng vắng còn mùi của em -
Nhớ anh đi ra đi vô
Nhớ anh đi ra đi vô
Gan teo từng đoạn, con mắt mờ kéo mây -
Trăng lên khuất bóng cây dừa
Trăng lên khuất bóng cây dừa
Làm thân con gái phải chừa đi đêm -
Nước ròng chảy xuống như tên
-
Nàng ơi, anh quyết với mình
-
Trời sinh cái cửa ra vào
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu
Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông -
Khuyên em chớ giận anh chi
Khuyên em chớ giận anh chi
Thoa son, giồi phấn, rồi đi chụp hình -
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không tình cũng nghĩa bến đò xưa
Không thành chồng vợ cũng đón đưa trọn niềm -
Trót sanh làm phận nữ nhi
Chú thích
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Bánh bò
- Một loại bánh làm bằng bột gạo, nước, đường và men, một số nơi còn cho thêm dừa nạo. Có một số loại bánh bò khác nhau tùy vùng miền, ví dụ Sóc Trăng có bánh bò bông, Châu Đốc có bánh bò thốt nốt...
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Dan díu
- Có quan hệ yêu đương với nhau.
Con dan díu nợ giang hồ
Một mai những tưởng cơ đồ làm nên.
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Thị phi
- Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.
Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.
(Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)