Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghệ gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to
Bài đóng góp:
-
-
Làm trai đứng giữa Tháp Mười
-
Mỗi người phải có một nghề
-
Nhún nhường quý trọng biết bao
Nhún nhường quý trọng biết bao
Khoe khoang kiêu ngạo ai nào có ưa -
Làm trai phải có gan lì
Làm trai phải có gan lì
Nấp trong xó bếp làm gì nên thân
Trai mà chẳng hiếu với dân
Chẳng trung với nước ai cần có trai? -
Ơn cha mẹ trời cao khôn thấu
Ơn cha mẹ trời cao khôn thấu
Nghĩa anh em xương cốt ruột rà
Muốn cho trên thuận dưới hòa
Chẳng thà chịu nhục hơn là rẽ nhau -
Ruộng ta ta cấy ta cày
Ruộng ta ta cấy ta cày
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây
Chúng mày lảng vảng tới đây
Rủ nhau gậy cuốc đuổi ngay khỏi làng -
Ý ai thì mặc ý ai
Ý ai thì mặc ý ai
Cửa trong không khóa, cửa ngoài không then -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Làm trai như thế mới khôn
Làm trai như thế mới khôn
Ăn cơm dùng đũa, rờ lồn dùng tay -
Rừng Nho biển Thánh khôn dò
-
Suy bụng ta ra bụng người
Suy bụng ta ra bụng người
Hễ ta không muốn thì người chẳng ưa -
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
-
Xạ hương kia ở trên rừng
-
Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền
-
Khoai lang quá lứa khoai lang sùng
-
Tìm cho em bún có xương
-
Cái dùi sơn đỏ, cái mõ sơn son
Dị bản
-
Khi vui ngồi ghế gảy đờn
-
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Giàu tại rừng sâu lắm kẻ tìmDị bản
Khó giữa chợ không ai màng tới
Giàu rừng sâu nhiều kẻ vãng lai
-
Bà già bưng thúng gạo xay
Chú thích
-
- Nghệ
- Nghề (từ Hán Việt).
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
-
- Rừng Nho biển Thánh
- Sách vở Nho giáo nói chung.
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Xạ hương
- Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
- Truyền thuyết ta kể Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh." Khi cần quân lính, Cao Biền chỉ gieo đậu vào đất, ủ kín một thời gian, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thiếu thần chú, lúc mở ra những hạt đậu cũng thành binh nhưng còn non, chưa đủ sức nên đi lẩy bẩy.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì.
-
- Hẩm
- Cũng như hẩm hiu, nghĩa là thiệt thòi. Thường dùng để nói về số phận, duyên phận (hẩm duyên, hẩm phận).
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Son
- Màu đỏ.
-
- Chùa Sét
- Còn có tên là chùa Đại Bi, một ngôi chùa nay nằm ở thôn Giáp Lục, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, thờ Phật và Tứ Pháp.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).