Anh em ai đầy nồi ấy
Bài đóng góp:
-
-
Ăn mày đánh đổ cầu ao
-
Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
Ăn tìm đến, đánh nhau tìm đi
-
Ăn như Thủy Tề đánh vực
-
Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
-
Hai tay bưng cái rổ mây
-
Học trò là học trò trung
Học trò là học trò trung
Sáng mai ngủ dậy giở vung vét nồi -
Tham thực thì cực thân
-
Chỉ vì một chiếc thuyền mây
-
Việt Nam dân chủ cộng hòa
-
Em đi anh nắm cổ tay
Em đi anh nắm cổ tay
Anh dặn câu này, em chớ có quên
Đôi ta đã có lời nguyền
Lấy ai thì lấy, chớ quên gởi tiền -
Năm đồng đổi lấy một xu
Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy
Người khôn ở chốn lao tù
Để cho đứa dại võng dù nghinh ngang -
Kĩ sư đôi lúc làm cư sĩ
-
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Dị bản
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi quăn vẫn hoàn quăn
-
Em ơi yêu tí đỡ buồn
Em ơi yêu tí đỡ buồn
Sau này thống nhất anh chuồn về quê -
Ba ngày Tết bảy ngày xuân
Ba ngày Tết, bảy ngày xuân
-
Heo ăn má cá ăn đầu
Heo ăn má, cá ăn đầu
-
Trước mặt cả nể, kể lể sau lưng
Trước mặt cả nể, kể lể sau lưng
-
Lan, Đính, Chính, Tường
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Chàng tới thiếp, thiếp dọn một bát mì tàu
Hai bên thịt mỡ trắng phau phau
Ở giữa có con tôm sú nhuộm màu ngân ta
Chàng ăn rồi, chàng chẳng muốn ra
Chàng kêu bầy trẻ, pha nước trà bưng lên
– Thiếp tới chàng, chàng dọn một dĩa rau
Hai bên hai củ hành tàu
Ở giữa có con cá tràu nằm ngang
Ăn vô cho thấu bụng nàng
Thực bất tri kì vị, mới biết của chàng là ngon
Chú thích
-
- Ăn mày đánh đổ cầu ao
- Ăn mày được ít gạo mang ra cầu ao đãi để về thổi cơm, chẳng may lại đánh đổ xuống nước mất. Ý nói đã nghèo lại khổ thêm. Người ta thường dùng câu này để than phiền rằng, đã khổ lại gặp sự không may, đã nghèo lại gặp thêm cảnh khốn khó. Ý nghĩa cũng gần giống câu “chó cắn áo rách”. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Thủy tề
- Chỗ nước sâu, nơi ở của vị thần sông biển (còn gọi là thần Thủy Tề).
-
- Ăn như Thủy Tề đánh vực
- Ăn khoẻ và mau chóng như vua Thủy Tề đánh vỡ đê và xoáy thành vực sâu, chỉ trong chớp mắt là xong. (Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất
- Nồi bảy là nồi thổi được bảy suất cơm cho bảy người ăn. Nồi ba là nồi thổi được ba suất cơm cho ba người ăn. "Ăn nồi bảy thì ra" là nhà phải thổi cơm nhiều người ăn, thì làm ra tiền ra thóc. "Ăn nồi ba thì mất" là ít người ăn thì ăn bao nhiêu hết bấy nhiêu, không làm lợi ra chút nào. Câu này nói ý nhà có thợ làm nhiều (như vụ cày vụ gặt), thì lại làm ra tiền của; trái lại nhà nghèo chỉ có vợ chồng con cái, tuy ít tiêu nhưng ăn tiêu đồng nào hết đồng ấy, không làm ra tiền. (Theo Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe)
-
- Mây
- Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.
-
- Néo
- Buộc dây vào đoạn tre hay đoạn gỗ mà xoắn cho chặt. Đoạn tre hay gỗ dùng vào việc néo cũng được gọi là cái néo.
-
- Thực
- Ăn (từ Hán Việt).
-
- Bể ái
- Biển tình. Chỉ tình yêu thương chứa chan như biển.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Tên một nhà nước được Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập năm 1945, tồn tại cho đến sau 1976 thì sáp nhập với nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Xem thêm.
-
- Đồi mồi
- Một loài rùa biển, mai có vân đẹp nên thường bị đánh bắt để làm đồ mĩ nghệ (lược, vòng tay, vòng đeo cổ...). Những đốm nám trên da hoặc trái cây cũng gọi là vết đồi mồi.
-
- Lan, Đính, Chính, Tường
- Lê Mậu Lan, nguyên giám đốc nhà máy xi măng Long Thọ; Nguyễn Hữu Đính, kĩ sư nông lâm; Ngô Thế Chính, phó tiến sĩ sử học, nguyên hiệu trưởng trường Đồng Khánh (giờ là trường Hai Bà Trưng); Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn. Đây là bốn nhân vật ở Huế bị chính quyền cộng sản nghi kị sau 1975.
-
- Tôm sú
- Cũng gọi là tôm cỏ, một loài tôm biển được nuôi làm thực phẩm rất phổ biến ở nước ta.
-
- Củ kiệu
- Còn được gọi là hành tàu, hẹ tàu, một loài cây thuộc họ Hành, củ màu trắng, lá bọng. Củ kiệu muối là món ăn quen thuộc của dân ta, nhất là vào những ngày Tết (còn gọi là dưa kiệu). Củ kiệu cũng là vị thuốc Đông y giúp làm ấm bụng, bổ thận khí, lợi tiểu...
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Thực bất tri kì vị
- Ăn mà không biết mùi vị (chữ Hán).