Phan An

Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.

Bài đóng góp:

Chú thích

  1. Ru
    Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  2. Đo đắn
    Một cách nói của đắn đo. Chỉ sự lưỡng lự.
  3. Quất
    Trong Nam gọi là cây tắc, cây hạnh, loại cây thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), quả giống như quả cam nhưng nhỏ hơn, thường được trồng làm cây cảnh hay bonsai. Ở ta, quất được coi là biểu tượng của may mắn nên thường hay được trưng vào dịp Tết. Quất có thể dùng làm mứt, thức uống giải khát và vị thuốc Đông y.

    Vườn quất ở Văn Giang (Hưng Yên)

    Vườn quất ở Văn Giang (Hưng Yên)

  4. Trồng cây đức
    Làm nhiều việc phúc đức. Gọi là "trồng cây" vì người xưa cho rằng tổ tiên làm nhiều điều thiện thì con cháu sẽ được hưởng phúc, giống như trồng cây thì được quả. Chữ đức ở đây là để chơi chữ với hạnh ở câu trên (còn có nghĩa là nết tốt).
  5. Lệnh
    Thanh la dùng để báo hiệu lệnh.

    Thanh la

    Thanh la

  6. Cưa và đục là những dụng cụ của thợ mộc.
  7. Khôn
    Khó mà, không thể.
  8. Cải ngồng
    Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.

    Cải ngồng luộc, chẹp chẹp

    Cải ngồng luộc

  9. Chim ra ràng
    Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
  10. Gà mái ghẹ
    Gà mái non, sắp đẻ.
  11. Rượu tăm
    Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
  12. Vượt cạn
    Chỉ việc sinh nở.
  13. Có bản chép: xứ Huế.
  14. Chính thất
    Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
  15. Có bản chép: Đến sáng
  16. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  17. Có bản chép: bồng.
  18. Có bản chép: Áo dài.
  19. Nệ
    Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
  20. Một bồn hai kiểng
    Một chậu trồng hai cây cảnh.

    Cây kiểng

    Cây kiểng