Anh gánh lợn gạo tới nhà
Mẹ em còn kể con cà con kê
Anh gánh lợn gạo ra về
Họ hàng chóp chép như trê ăn bèo
Em còn vác rá đuổi theo
Anh đạp một cái, lộn phèo xuống sông
Em còn ngóng cổ lên trông
Anh đạp cái nữa, lạy ông tôi về
Phan An
Sáng lập và chịu và trách nhiệm kĩ thuật cho Ca dao Mẹ. Tác giả của Quẩn quanh trong tổ, Trời hôm ấy không có gì đặc biệt, và Con chim khổng tước còn hót vang ngày mở đất. Hiện đang sống và làm việc tại Munich, Cộng hòa Liên bang Đức.
Bài đóng góp:
-
-
Có một bà chủ xóm này
Có một bà chủ xóm này
Thợ cấy thợ cày, muốn mướn rẻ công
Bụng bà rặt những gai chông
Miệng bà mật mía cũng không ngọt bằng -
Ông trăng đêm rằm thì tròn
Ông trăng đêm rằm thì tròn
Mà chàng với thiếp hãy còn long đong -
Tóc em dài em kết làm quang
-
Rồng trắng lấy nước gạo mùa
-
Đường về Lương Phú quanh co
-
Trời ơi nắng mãi mà chi
Trời ơi nắng mãi mà chi
Rau tôi nó héo, nữa thì nó đau -
Vai mang bức tượng con mèo
Vai mang bức tượng con mèo
Chị giàu chị ở, em nghèo em đi -
Xấu tre đan chẳng nên sàng
-
Dù ai quyết chí tu hành
-
Chợ Quế Sơn những ấm cùng nồi
-
Ngô Xá kéo sợi xè xè
-
Hỡi cô mặc áo vá vai
-
Hỡi cô mặc áo vá vai
-
Quê anh ngày tám tháng ba
-
Hít le ba que xỏ lá
Hít le ba que xỏ lá
Ăn cắp cá của nhân dân
Ăn cắp quần của bộ đội
Lội xuống ao
Không có tao, mày chết đuốiDị bản
Hít le ba que xỏ lá
Ăn cắp cá của nhân dân
Ăn cắp quần của bộ đội
Phản bội đi tù
-
Lêu lêu mặt thớt
-
Ò e Rô Be đánh đu
Ò e Rô Be đánh đu
Tặc Giăng nhảy dù
Giô Rô bắn súng
Bắn ngay con ma nào đây
Thằng Tây hết hồn
Thằn lằn cụt đuôiDị bản
Tò le, con ma đánh đu,
Tặc Giăng nhảy dù, Giô Rô bắn súng
Nhảy qua con ma nào đây
Làm tao hết hồn
Thằn lằn cụt đuôi
Video
-
Biểu lẹ giùm mà không chịu lẹ giùm
-
Thằng Long cong đuôi
Chú thích
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Rồng lấy nước
- Còn gọi là vòi rồng, là hiện tượng một cột gió xoáy có đầu trên tiếp xúc với một đám mây, trong khi đầu dưới lại quét trên mặt đất. Sức gió rất nhanh và mạnh trong vòi rồng hút các vật từ mặt đất lên, đồng thời ngưng tụ hơi nước trong không khí thành những hạt nước nhỏ li ti, nên nhìn từ xa giống như có con rồng trên mây chúi đầu xuống hút nước. Tùy vào màu sắc của đám mây và ánh sáng, vòi rồng có thể có màu trắng, xám, hay đen.
-
- Lương Phú
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Yên Tử
- Tên một ngọn núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là nơi vua Trần Nhân Tông đến tu hành và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ để truyền kinh, giảng đạo. Nhờ vậy, Yên Tử được mệnh danh là "đất tổ Phật giáo Việt Nam." Hằng năm tại đây tổ chức lễ hội Yên Tử từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
-
- Quế Sơn
- Địa danh thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trước đây. Quế Sơn có nghề truyền thống là làm đồ gốm.
-
- Do Lễ
- Một làng nay thuộc xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
-
- Khả Phong
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là một vùng thung lũng có phong cảnh đẹp.
-
- Ngô Xá
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Chợ Nội
- Tên một cái chợ thuộc xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
-
- Đồng Du
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Trung Lễ
- Tên một làng nay thuộc xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
-
- Rọ
- Tên gọi chung cho các dụng cụ đan bằng tre, nứa để đựng đồ, hay để nhốt, đánh bẫy thú.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Xỏ lá ba que
- Có ý kiến cho rằng thành ngữ này xuất phát từ một trò chơi ăn tiền, trong đó kẻ chủ trò nắm trong tay một cái lá có xỏ một cái que, đồng thời chìa ra hai que khác. Ai rút được que xỏ lá là được cuộc, còn rút que không lá thì phải trả tiền. Tuy vậy, kẻ chủ trò luôn mưu mẹo khiến người chơi bao giờ cũng thua. Vì thế người ta gọi nó là thằng xỏ lá hoặc thằng ba que.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thống nhất về nguồn gốc của thành ngữ này.
-
- Đây là một bài hát rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam trước đây, có nguồn gốc là bài dân ca Auld Lang Syne của Scotland. Lúc điệu nhạc này bắt đầu xuất hiện ở nước ta thì các rạp đang chiếu phim Tarzan, Zoro, Fantômas... từ đó trẻ em nhái lại thành bài này.
-
- Chuối chiên
- Một món ăn vặt phổ biến ở miền Nam, được chế biến bằng cách chiên chuối với dầu, bột, có thể thêm các thành phần khác như muối, đường, trứng gà...
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.