Bài đóng góp:
-
-
Có vàng vàng chẳng hay phô
-
Có trầu mà chẳng có vôi
Dị bản
Có trầu có vỏ không vôi
Có chăn có chiếu không người nằm chung
-
Ai làm cho chuối không cành
-
Phụ đồng chổi
Phụ đồng, phụ chổi
Thổi lổi mà lên
Ba bề, bốn bên
Đồng lên cho chóng
Nhược bằng cửa đóng
Phá ra mà vào
Cách sông, cách ao
Cũng vào cho lọt
Cái roi von vót
Cái vọt cho đau … -
Ông tiển ông tiên
Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông giắt mái tai
Ông cài lưng khố
Ông ra hàng phố
Ông mua miếng trầu
Ông nhai nhóp nhép
Ông mua con tép
Về nhà ăn cơm … -
Lấy chồng cho đáng tấm chồng
-
Ông Trăng mà lấy bà Trời
-
Cái bống là cái bống bình
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình mồ hôi
Sáng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Rạng ngày ăn uống vừa xong
Tay nhấc mâm đồng, tay giải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàngDị bản
Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nướng một mình bống ăn
Trong nhà cho chí ngoài sân
Mọi việc xếp đặt lần lần mới thôi
Rạng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng
Mọi người ăn uống đã xong
Tay nhấc mâm đồng, tay trải chiếu hoa
Nhịn miệng đãi khách đằng xa
Ấy là của gửi chồng ta ăn đàng
-
Làm trai lấy được vợ hiền
-
Có lòng xin tạ ơn lòng
Có lòng xin tạ ơn lòng
Đừng qua lại nữa mà chồng em ghen -
Có chồng năm ngoái năm xưa
Có chồng năm ngoái năm xưa
Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng -
Xin ai chớ tính thiệt hơn
-
Tung tăng như cá trong lờ
-
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ má đừng lấy chồng bỏ con
Con quạ nó đứng đầu non
Nó kêu bớ má thương con trở về -
Còn duyên kẻ đón người đưa
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình
Một mình thủ phận một mình
Bí đường qua lại, anh tiếc tình đôi taDị bản
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng
-
Chuồn chuồn đậu ngọn dưa leo
-
Chồng lên tám vợ mười ba
-
Chồng khôn vợ đặng đi giày
Dị bản
Chồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được có ngày cậy trôngChồng khôn vợ được đi hài
Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trôngChồng sang vợ được đi giày
Vợ sang chồng phải ăn mày có khi
-
Câu được câu chăng
Câu được câu chăng
Chú thích
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cơ cầu
- Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
-
- Nhược bằng
- Nếu như (từ cổ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sỏ
- Đầu gia súc khi đã làm thịt.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Vượt Vũ môn
- Ở thượng lưu sông Hoàng Hà (giữa huyện Hà Tân, Sơn Tây và Hán Thành, Thiểm Tây, Trung Quốc) có mõm đá như hình cái cửa. Tương truyền thời thượng cổ vua Vũ nhà Hạ trị thủy đã đục phá mõm đá này cho rộng ra, nên gọi là Vũ môn (cửa vua Vũ), cũng gọi là Cửa Vũ hay Cửa Võ. Theo Tam Tần Ký và Thủy Kinh Chú thì Vũ môn có sóng dữ, hàng năm vào tiết tháng ba cá chép khắp nơi kéo về vượt qua Vũ môn, con nào nhảy qua được thì hóa rồng. Nhân đó, cửa Vũ dùng chỉ chốn trường thi và thi đỗ gọi là vượt Vũ môn.
Theo Đại Nam nhất thống chí thì ở nước ta cũng có Vũ môn ở dãy núi Khai Trường huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Đây là dòng suối có ba bậc. Tương truyền hàng năm đến tháng 4 mưa to, có nước nguồn thì cá chép ngược dòng chảy qua Vũ môn để hóa rồng.
-
- Mận
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, hoa trắng, nở vào mùa xuân. Quả mận vị chua ngọt, có loại vỏ màu tím, xanh nhạt, vàng, hay đỏ. Các bộ phận của cây mận như quả, rễ, nhựa, lá, nhân hạt... đều có tác dụng chữa bệnh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lạt
- Nhạt (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).