Ra về muôn nhớ ngàn thương
Thắp đèn chẳng cháy, nước mắt vương đầm đìa
Đèn thương ai đèn lại tắt đi
Nước mắt thương ai, nước mắt từ bi nước mắt sầu
Lê Tư
Hiện đang làm việc và sinh sống tại TP Vũng Tàu.
Học chuyên ngành kinh tế và đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng rất thích tìm hiểu những câu chuyện về văn hóa và lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới.
Đặc biệt yêu thích Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Bài đóng góp:
-
-
Ra đường chẳng dám chào nhau
-
Ồn như vỡ chợ
Ồn như vỡ chợ
-
Đinh tai nhức óc
Đinh tai nhức óc
-
Có mặt thì cô, vắng mặt thì đĩ
Có mặt thì cô
Vắng mặt thì đĩ -
Con cò trắng tợ như vôi
-
Còn gạo không biết ăn dè
Còn gạo không biết ăn dè
Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra -
Cua thâm càng, nàng thâm môi
-
Của đầy kho không biết lo cũng hết
Của đầy kho không biết lo cũng hết
-
Mải mê hò, mê hát
-
Mừng chàng chẳng dám bạc tiền
Mừng chàng chẳng dám bạc tiền
Mừng chàng hai chữ bình yên thỏa lòng -
Ở xa không biết nên lầm
Ở xa không biết nên lầm
Bây giờ rõ lại vàng cầm cũng buông -
Ở sao cho vẹn cho toàn
-
Ông trời có mắt
Ông trời có mắt
-
Mười hai cửa biển chàng ơi
-
Làm người có vợ có chồng
-
Lá thư vẽ dán cột đình
-
Lòng qua như sắt, nói chắc một lời
-
Thà làm tôi thằng hủi, hơn chịu tủi anh em
-
Thà làm chim sẻ trên cành
Chú thích
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Giao ngôn
- Lời hứa, lời ước hẹn (giao nghĩa là bền chặt).
-
- Phụ
- Làm trái với lời hẹn ước, hoặc phản lại công ơn hay lòng tin của ai đó. Từ này cũng được dùng để chỉ hành động đối xử tệ bạc với người đã có quan hệ yêu thương gắn bó.
-
- Vong
- Chết, mất (từ Hán Việt).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Hữu
- Có (từ Hán Việt)
-
- Vô
- Không có (từ Hán Việt)
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Trọng
- Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
-
- Bệnh phong
- Còn gọi là bệnh cùi hoặc hủi. Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng, ngón tay ngón chân rụng dần.
Trước đây bệnh hủi bị xem là nan y và người mắc bệnh hủi thường bị ghê sợ, xa lánh.
-
- Hoàng anh
- Còn gọi là chim vàng anh hay hoàng oanh, là loài chim di cư nhỏ, ăn côn trùng và quả cây. Hoàng anh trống nổi bật với bộ lông vàng và đen, hoàng anh mái có bộ lông vàng ánh xanh lục.