Có thương cắt tóc mà thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Có thương cắt tóc mà thề
Dị bản
Mình có thương chặt tóc mình thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Hiện đang làm việc và sinh sống tại TP Vũng Tàu.
Học chuyên ngành kinh tế và đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, nhưng rất thích tìm hiểu những câu chuyện về văn hóa và lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới.
Đặc biệt yêu thích Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Có thương cắt tóc mà thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Mình có thương chặt tóc mình thề
Chỉ trời vạch đất chớ hề bỏ nhau
Có trông đứng lại mà trông
Những lời em nói như lồng vào tai
Ruộng người cày, vợ người nuôi
Con người mắng mỏ, vợ người yêu đương
Khi xưa ăn những gạo vay
Bây giờ cầm đến cái chày rã hơi
Ước gì có cánh như chim
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương
Công nợ chẳng quản là bao
Ra tay tháo vát thế nào cũng xong
Lo chi cho nhạt má hồng
Cho héo con mắt mà lòng anh đau
Công em gánh gạch đền đây
Chẳng đắp nên núi cũng xây nên tường
Công em gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Ví dầu chẳng được thắp hương
Thì em đạp đổ bức tường em ra
Công tôi gánh gạch xây tường
Biết rằng có được thắp hương chùa này
Chả tin, lên hỏi ông thầy
Gạch này ai gánh, chùa này ai xây?
Anh về anh bước đi mau
Anh đừng ngó lại kẻo đau thất tình
Bình chén chén lại xa bình
Đó xa đây đây xa đó mối chung tình xa nhau
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)