Tiếc công tôi đào ao thả cá
Biết thế này, tôi chả đa mang
Tiếc công tôi trò chuyện cùng chàng
Tưởng rằng bắc một cầu thang lên trời
– Làm tài trai dại lắm anh ơi
Cam vàng thì bỏ, quít hôi thì cầm
Nước trong xanh, hòn đá tím bầm
Anh đi kén chọn, còn nhầm anh ơi
Bài đóng góp:
-
-
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Lửa cháy còn đổ dầu thêm
Kẻ can chưa được, người chêm mãi vào -
Mặc đời danh lợi đua chen
Mặc đời danh lợi đua chen
Thuyền trôi mặt nước, ngồi xem trăng ngà -
Thôi thôi thiếp đã trót nhầm
-
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Gặp nhau chưa kịp hỏi chào
Nước mắt đã trào, rơi xuống bỏng tay -
Còn đêm nay nữa mà thôi
-
Áo rách chẳng đắp kín chân
Áo ngắn chẳng đắp kín chân
Sao anh bội bạc muôn phần anh ơi -
Mật ngọt mà rót thau đồng
Mật ngọt mà rót thau đồng
Miệng thì đằm thắm, nhưng lòng thờ ơ
Đôi ta như thể bàn cờ
Mỗi người mỗi nước, nên ngờ cho nhau -
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Đấy vui có biết đây buồn hay không? -
Tùng khô, quế rũ, nhân nghĩa cũ xa rồi
-
Trời sinh có biển có nguồn
Trời sinh có biển có nguồn
Có ta, có bạn, còn buồn nỗi chi? -
Trồng tre để ngọn cheo leo
-
Trồng hường quên đậy quên che
-
Trên trời biết mấy muôn sao
-
Trèo lên cây chanh
-
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
-
Đôi ta như tượng mới tô
-
Cô kia con gái nhà nông
Cô kia con gái nhà nông
Cả ngày sao cứ chổng mông lên trời?
– Anh ơi nông vụ kịp thời
Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn?Dị bản
-
Con cò lặn lội bờ sông
Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha
Em về giục mẹ cùng cha
Chợ trưa, dưa héo nghĩ mà buồn tênh -
Chữ thiên là trời, trời cao lồng lộng
Chú thích
-
- Đa mang
- Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.
Thôi em chả dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
(Xuân tha hương - Nguyễn Bính)
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Tùng
- Cây thuộc họ thông, thân và tán có dáng đẹp. Tùng có rất nhiều loại, có loại cao lớn, cũng có loại làm cảnh nhỏ. Theo quan điểm Nho giáo, cây tùng thường được ví với lòng kiên trinh, người quân tử.
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Oằn
- Cong xuống, trĩu xuống vì sức nặng.
-
- Dè
- Ngờ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Muôn
- Mười nghìn (từ cũ), đồng nghĩa với vạn.
-
- Dạ
- Bên trong. Thường được dùng để chỉ tình cảm con người.
-
- Yên Lãng
- Tên nôm là làng Láng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Làng có nghề trồng rau, trong đó nổi tiếng nhất là rau húng. Húng Láng khi trồng ở làng thì có một hương vị riêng rất đặc biệt, hương vị này không còn nếu đem đi trồng ở làng khác.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Tô tượng
- Một bước quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc cổ truyền của dân tộc ta, bao gồm việc sơn son thếp vàng, thể hiện nét mặt, tinh chỉnh các đường nét và các khối bề mặt của một bức tượng, thường là tượng gỗ hoặc tượng đất, làm sao cho bức tượng sống động, có tinh thần.
-
- Chổng
- Giơ ngược một bộ phận nào đó lên cao.
-
- Nông vụ
- Vụ mùa làm ruộng (từ Hán-Việt).
-
- Nông vụ chí kì
- Đến mùa làm nông (lúa, ngô...).
-
- Thiên
- Trời (từ Hán-Việt).
-
- Địa
- Đất (từ Hán-Việt).
-
- Hà
- Sông (từ Hán Việt).
-
- Lai láng
- Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
(Truyện Kiều)
-
- Thinh thinh
- Thênh thênh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).