Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Ông Bộ
    Người con trai có bộ phận sinh dục khiếm khuyết, bán nam bán nữ, lớn lên không có khả năng quan hệ với phụ nữ. Dưới thời nhà Nguyễn, nhà nào đẻ được "ông Bộ" thì phải khai báo ngay với làng để các cơ quan hữu trách cấp trên bẩm báo với bộ Lễ. Đứa trẻ sẽ được bộ nuôi nấng theo nghi lễ cung đình, đến khi khôn lớn thì được đưa vào cung làm Thái giám. Làng có "ông Bộ" sẽ được miễn thuế trong ba năm.

    Thái giám nhà Nguyễn

    Thái giám nhà Nguyễn

  2. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
    Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  3. Họ Hồ làm quan, họ Đoàn làm giặc
    Hai dòng họ ở làng An Truyền (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế), họ Hồ có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan (Hồ Đắc Trung, Hồ Đắc Di...), trong khi họ Đoàn có anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng loạn "giặc chày vôi" dưới thời vua Tự Đức (xem thêm).
  4. Bồ hố mại
    Tiếng Triều Châu, có nghĩa là không đẹp, không chịu. (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  5. Nặc Ông Chân
    Còn gọi là Nặc Ông Chăn, Hoàng Chăn, tên vị vua trị vì Chân Lạp từ 1642-1659.
  6. Tiền lẻ hơn thẻ thương binh
    Dưới thời bao cấp, tiền mệnh giá thấp (hào, xu) trở nên hiếm hoi một cách nghiêm trọng. Các nhân viên mậu dịch vì thế tự ý đặt ra quy định: ai có tiền lẻ thì được ưu tiên mua hàng trước cả thương binh.
  7. Được làm vua, thua làm đại sứ
    Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, những vị trí cấp cao khi không được trọng dụng thường bị thuyên chuyển đi làm đại sứ ở nước ngoài.
  8. Cặp chân Sáu Nhỏ, cặp chỏ Chà Và
    Giới võ đài và giang hồ miền nam trước 1975 có võ sĩ Sáu Nhỏ (tên thật Trần Văn Trọng) nổi tiếng cặp chân cứng đá cong sắt, còn Chà Và Hương (Ngô Văn Hương) lừng danh đòn chỏ lật.
  9. Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
    Mô tả hài hước việc nhà thơ Tố Hữu giữ chứ vụ Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch những năm 1980.
  10. Ăn quận Năm, nằm quận Ba, xa hoa quận Nhất, cướp giật quận Tư
    Ở Sài Gòn trước đây (và thành phố Hồ Chí Minh trong thời bao cấp), quận 5 có nhiều quán ăn ngon, quận 3 có nhiều biệt thự, quận 1 có nhiều hàng xa xỉ phẩm, còn quận 4 có nhiều băng nhóm du đãng.
  11. Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
    Ăn ở bếp ăn tập thể (đại táo), ở nhà tập thể (đại gia), đi tàu điện (đại xa), làm việc qua loa (đại khái). Câu này mô tả hài hước cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức dưới thời bao cấp.
  12. Quy
    Con rùa (từ Hán Việt).
  13. Cá mại
    Loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, cỡ nhỏ bằng ngón tay cái, thân dẹp và ngắn.

    Cá mại nấu canh chua

    Cá mại nấu canh chua

  14. Cá hóa long
    Cá hóa rồng. Theo truyền thuyết phương Đông, cá chép có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng. Nghĩa bóng chỉ việc học hành đỗ đạt, có công danh.
  15. Đây được cho là hai câu hát mỉa mai nhau của hai nhà họ Nguyễn và họ Hồ, đều là bá hộ làng Niêm Phò ngày trước (nay thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Họ Hồ có cô con gái tên Qui, họ Nguyễn có người con trai tên Mại. Hai ông chồng đều muốn làm sui với nhau nhưng hai bà vợ không chịu nên mới có câu hát đối đáp nhau như thế. Nguyễn Văn Mại sau này đỗ đạt cao, làm đến quan nhất phẩm triều Nguyễn. (Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm)
  16. Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm: Theo cụ Tùng Lâm, câu này do đám dân chài làng Quảng Tế, huyện Hương Trà đặt ra để nhắc lại sự tích ông Huỳnh Hữu Thường, con một ngư phủ, mà biết chăm lo việc học hành, thi đỗ Cử nhân, rồi đỗ Hoàng giáp, làm quan đến Thượng thư. Vua Tự Đức rất mến ông, nhận thấy làng ông không có đất đai chi cả, bèn hạ chỉ cắt 20 mẫu đất làng Nguyệt Biều giao cho làng Quảng Tế để có đất cho dân cư ngụ, trồng trỉa và xây cất đền chùa.
  17. Tam Thai
    Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
  18. Sông Hương
    Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  19. Mỹ Á
    Tên một làng thuộc địa phận xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  20. Nam Trường
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  21. Mỹ Lợi
    Làng cổ thành lập từ thế kỉ 16, thuộc xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng nổi tiếng với nhiều sản vật như cau, khoai mài, tơ đủi, lụa, thao, nón lá, các loại hải sản nuôi đầm, v.v...

    Đình làng Mỹ Lợi

    Đình làng Mỹ Lợi

  22. Sịa
    Một địa danh nay là tên thị trấn của huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế khoảng 30km theo hướng Đông trên Quốc lộ 1. Về tên Sịa, có một số giả thuyết:

    - Sịa là cách đọc trại của sỉa, cũng như sẩy (trong sẩy chân), nghĩa là vùng trũng, vùng sỉa, lầy.
    - Sịa là cách đọc trại của sẻ. Vùng Sịa xưa là vùng có nhiều lúa, chim sẻ thường về.
    - Sịa là cách đọc trại của sậy, vì trước đây vùng này nhiều lau sậy.

  23. Núi Truồi
    Tên một ngọn núi thuộc dãy Bạch Mã, một dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng.
  24. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  25. Đàn Nam Giao
    Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.

    Đàn Nam Giao

    Đàn Nam Giao

  26. Câu ca dao được cho là của người dân Huế đặt sau 1975, nhân vụ việc tùy tiện cải biến đàn Nam Giao của hai lãnh đạo tỉnh Bình Trị Thiên lúc đó là Bùi San (Bí thư Tỉnh ủy) và Trần Hoàn (Ty trưởng Ty Văn hóa).
  27. Câu đối cụ Phan, chữ nghè Đàn
    "Trước năm 1945, ở Huế có ông Hoàng Hữu Đàn, với nét chữ đẹp tuyệt nam bắc đều lấy làm ngưỡng mộ. Ông Đàn người gốc làng Bích Khê, tỉnh Quảng Trị, học rộng, đậu tú tài cả Hán học lẫn Tây học, làm thông phán tòa sứ ở Huế. Ông hoạt động yêu nước, đã hai lần đi dự lớp huấn luyện tại Côn Minh (Trung Quốc). Chữ của ông nghè Đàn đẹp nổi tiếng. Du khách ở xa đến Huế có thói quen đi tìm cho được cụ Phan Bội Châu để xin một câu đối, rồi ra tận Quảng Trị tìm ông Hoàng Hữu Đàn để nhờ viết hộ câu đối. Đó là món quà trang nhã, kỉ niệm một chuyến đi xa được người đương thời ưa chuộng...'" (Thư pháp - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  28. Con Nguồn Dinh
    Chỉ những người sinh ra và lớn lên ở nội thành Huế.
  29. Cá kình
    Cá voi. Trong thơ văn cổ, hình ảnh cá kình thường tượng trưng cho những người mạnh mẽ hoặc hung tợn.
  30. Cá chép
    Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  31. Con Nguồn Bồ
    Chỉ những người Huế sinh ra và lớn lên ở nơi khác hoặc ở ngoại thành, ví như dòng sông Bồ từ Lại Bằng, Phú Ốc chảy quanh co bao bọc phía Đông Bắc thành phố Huế.