Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Khi trồng cây ăn trái nên trồng thưa vừa đủ để tán cây này không chạm vào hay che phủ tán cây kia, tránh được việc ngăn sáng lẫn nhau. Cũng vậy, khi đào ao nuôi cá thì ao phải đủ rộng để cá có thể phát triển tốt.
  2. Dụng cụ đánh bắt tôm cá, gồm có một lưới, bốn góc mắc vào bốn đầu gọng để kéo.

    Kéo vó

    Kéo vó

  3. Thiên lý
    Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  4. Đỏ lửa, vàng chanh, xanh hoa lý
    Tiêu chuẩn màu xà cừ trong kỹ thuật khảm sen lọng.
  5. Rung
    Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
  6. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Thần Nông
    Một vị thần của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nên văn minh Bách Việt. Theo truyền thuyết, ông sống cách đây khoảng hơn 5.000 năm và là người dạy người Việt trồng ngũ cốc, làm ruộng, chế ra cày bừa…
  8. Đâm cấu
    Giã gạo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Làm đĩ không xấu bằng đâm cấu ban ngày
    Vào vụ mùa, giã gạo (đâm cấu) là công việc nên làm ban đêm, để dành ban ngày cho những việc cần thiết, nặng nhọc hơn.
  10. Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.

    Nò cá (nò sáo)

    Nò cá (nò sáo)

  11. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  12. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  13. Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
    Tháng năm là tháng nóng nhất trong mùa hè, bò đẻ vào tháng này do nóng mà hay bị khát sữa, bê không có sữa bú thường dễ chết.
  14. Ra trông sao, vào trông núi
    Kinh nghiệm đi biển: để xác định phương hướng khi ra khơi thì dựa vào sao, khi về bờ thì dựa vào núi.
  15. Thầy nhà, lá vườn
    Phương thuốc chữa bệnh lúc nào cũng ở quanh nhà.
  16. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  17. Nhạn
    Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥  chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
  18. Huỳnh
    Đọc trại âm từ chữ Hán hoàng 黃 (nghĩa là vàng). Xưa vì kị húy với tên chúa Nguyễn Hoàng mà người dân từ Nam Trung Bộ trở vào đều đọc thế.