– Gặp em anh cũng muốn thương
Ngặt vì bên giáo bên lương khó lòng
– Quý hồ anh có lòng thương
A-men mặc thiếp, khói hương mặc chàng
Đừng nói lương giáo khác lòng
Vốn đều con Lạc cháu Hồng ngàn xưa
Dù anh văn hoá lớp mười
Anh chưa ra trận, em thời không yêu
Dù anh sắc sảo, mỹ miều
Nếu không ra trận, không yêu làm chồng
Dù em nhan sắc tuyệt vời
Em không đánh Mỹ, anh thời không yêu
Dù em duyên dáng, mỹ miều
Nếu không đánh Mỹ, đừng kêu muộn chồng
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Cha chài, mẹ lưới, con câu
Có con hay chữ làm quan trên bờ
Đời mạt kiếp sao anh không thấy
Phỉnh phờ anh nó nói giàu sang
Xui anh vào lính Tây bang
Để cho chúng nó ngủ an trên lầu
Anh ơi phú quý về đâu
Thân mình khổ cực bù đầu tóc xơ
Anh mau về lúc bây giờ
Ở nhà cha đợi mẹ chờ em trông
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
Bình luận