Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Quá ưa
    Nhiều, quá lắm.
  2. Lọ là
    Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).

    Bấy lâu đáy bể mò kim,
    Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
    Ai ngờ lại họp một nhà,
    Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!

    (Truyện Kiều)

  3. Thiên
    Đơn vị đo lường thóc gạo. Mỗi thiên bằng một trăm giạ.
  4. "Tinh thần khoa trương, tự hào của người lưu dân cũng được thấy biểu lộ trong ngôn ngữ thường nhật bằng cách ngoa ngữ, nghĩa là họ nói quá đi. (...) Thí dụ như 10 giạ lúa thì gọi là "một trăm lúa"; còn 100 giạ thì gọi là "một thiên lúa", tức 1000 giạ." (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
  5. Nhiêu
    Chức vị ở làng xã thời phong kiến, thường phải bỏ tiền ra mua để được quyền miễn tạp dịch.
  6. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  7. Chàng ràng
    Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
  8. Rau chành
    Rau vặt vãnh (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  9. Mâm gành cỗ gơ
    Mâm gỗ, cỗ được xếp thành nhiều tầng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Buộc cổ mèo, treo cổ chó
    Chỉ người hà tiện, bủn xỉn.
  11. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  12. Ba ba
    Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.

    Con ba ba

    Con ba ba

    Hướng dẫn định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 2010)

  13. Mỏ nhát
    Một loài chim nhỏ, lông rằn, vàng nâu, mỏ dài nhọn, bay rất nhanh và xa; thường kiếm mồi trong các ruộng ít nước ban ngày và kêu ban đêm. Người dân quê thường bắt chim mỏ nhát làm món nướng.

    Chim mỏ nhát

    Chim mỏ nhát

  14. Rái cá
    Còn gọi con tấy, loài động vật có vú sống ở nước ngọt (có loài sống nước mặn), lông dày, chân có màng da, bơi lội rất giỏi, bắt cá để ăn.

    Rái cá

  15. Trẻ em hát bài này khi chơi trốn tìm.
  16. Lợn rừng
    Cũng gọi là lợn lòi, loài lợn được xem là thủy tổ của lợn nhà. Lợn rừng nặng 40-200 kg, lông thô cứng màu đen xám, thường có răng nanh to dài chìa ra ngoài mõm, sống thành đàn 5-20 con trong rừng hoặc ven các nương rẫy, kiếm ăn đêm , ngày nghỉ trong các bụi rậm, thích đằm mình trong vũng nước. Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật nhỏ như nhái, ngoé, giun đất, ong...

    Tại nước ta, lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du.

    Lợn rừng

    Lợn rừng

  17. Keo
    Một trận đấu trong thể thao, đặc biệt là trong môn đấu vật.
  18. Ba keo thì mèo mở mắt
    Vật thua ba keo thì trợn tròn mắt ra như mắt mèo. Ý câu này nói vật thua luôn ba keo thì bấy giờ mới biết thân mình là yếu và mới biết sợ người khoẻ hơn.
  19. Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo
    Dù nanh có sắc, chuột cũng khó lòng (dễ đâu) cắn được cổ mèo. Nghĩa bóng: Dù có cố gắng thì kẻ yếu cũng khó lòng địch nổi sức áp đảo của kẻ mạnh.
  20. Ôm cây đợi thỏ
    Từ thành ngữ Hán-Việt Thủ chu đãi thố 守株待兔 (giữ gốc cây đợi thỏ). Theo sách Hàn Phi Tử: Nước Tống có một người nông dân kia đang làm đồng bỗng thấy một con thỏ hoảng loạn chạy vụt qua và đâm đầu vào cây mà chết. Người nọ hí hửng chạy tới nhặt, rồi kể từ đó bỏ bê công việc đồng áng, cứ ngồi dưới gốc cây đợi một con thỏ khác [đâm đầu vào]. Thiên hạ nghe chuyện ai cũng chê cười.
  21. Phên
    Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.

    Tấm phên

    Tấm phên

  22. Mèo quào không xuể phên đất
    Người tài hèn sức mọn không đảm đương được việc lớn.