Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Đăm
    Bên phải (từ cổ). Từ này thường bị đọc nhầm thành nam trong thành ngữ Chân đăm đá chân chiêu.
  2. Chiêu
    Bên trái (từ cổ).
  3. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  4. Ơn nghĩa đổ đầu cù lao
    Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
  5. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  6. Cá bớp
    Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.

    Cá bớp

    Cá bớp

  7. Bống có gan bống, bớp có gan bớp
    Người nào có sự gan dạ của người nấy.
  8. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  9. Cá rô rạch ngược
    Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
  10. Ăn cơm bảy phủ
    Tiếng khen người trải việc, thuộc biết việc đời. Có chỗ hiểu là ăn mày. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  11. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
  12. Cần
    Siêng năng (từ Hán Việt).
  13. Sơn Đông
    Tên một làng thuộc xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Làng có truyền thống nấu rượu với loại rượu nếp Sơn Đông nổi tiếng.
  14. Làm mai
    Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
  15. Đức Thanh
    Tên một xã thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây nổi tiếng với rượu nếp làng Thanh Lạng.
  16. Be
    Bình đựng rượu, làm bằng sành, sứ hoặc đá quý, bầu tròn, cổ dài và hẹp.

    Be rượu bằng sứ

    Be rượu bằng sứ

  17. Rượu cổ be, chè đáy ấm
    Rượu ngon lúc đầu, chè ngon về cuối.
  18. An Bình
    Tên một cù lao giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Ðồng Phú, đều thuộc huyện Long Hồ. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng...

    Đường trên cù lao An Bình

    Đường trên cù lao An Bình