Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Thanh Chiêm
    Nay là làng Thanh Chiêm thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vốn là một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng của Đàng Trong. Đây là nơi chúa Nguyễn Hoàng đặt trấn, trở thành vùng yết hầu để mở cõi về phương Nam. Từ dinh trấn Thanh Chiêm, các chúa Nguyễn đã thành lập Hội An, thu hút tàu bè các nước vào buôn bán. Giáo sĩ Buzomi (người Ý) đã đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành của bộ chữ Quốc ngữ tại đây.

    Dinh trấn Thanh Chiêm cuối thế kỉ 19

    Dinh trấn Thanh Chiêm cuối thế kỉ 19

  2. Quân cấp
    Hình thức chia ruộng thời phong kiến, lấy ruộng đất công chia cho dân tính theo đầu người.
  3. Hát bội
    Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.

    Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."

    Một cảnh hát bội

    Một cảnh hát bội

    Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.

  4. Hanh heo, đường trèo lên ngọn
    Vào tiết thu, khi gió heo may mang hơi lạnh và khô thổi tới thì cây mía sẽ ngọt từ gốc lên tới ngọn.
  5. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  6. Chữ thiên 天 (trời) thêm nét đầu cho nhô cao một chút nữa sẽ thành chữ phu 夫 (chồng).Ý chàng trai muốn làm quen với người phụ nữ nhưng lại sợ người ta có chồng rồi.
    Chữ phu 夫 có thêm “vết vai” thành chữ thất 失 (mất). Ý người phụ nữ muốn nói, tuy cô đã có chồng nhưng chồng cô cũng đã mất rồi.
  7. Trung Kính Hà
    Tên Nôm là kẻ Giàn, một làng nay thuộc địa phận quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một làng thuần nông, nhiều ruộng đất, giỏi thâm canh.
  8. Đông Ngạc
    Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
  9. Nam Kỳ lục tỉnh
    Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:

    1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
    2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
    3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
    4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
    5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
    6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.

    Bản đồ Lục tỉnh năm 1808

    Bản đồ Lục tỉnh năm 1808

  10. Ở đây chàng trai chơi chữ: Phú (giàu), quý (địa vị cao, người Nam phát âm là quới), ninh (yên ổn), lợi, tiền (tiền tài).
  11. Song toàn
    Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
  12. Kết nguyền
    Nguyện kết nghĩa (vợ chồng) với nhau.
  13. Ngã ba Bông
    Một ngã ba sông ở Thanh Hóa, nơi sông Mã tách ra một nhánh phụ để làm nên sông Lèn.

    Ngã ba Bông

    Ngã ba Bông

  14. Bạch Đằng
    Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...

    Mô hình miêu tả trận Bạch Đằng năm 938

    Mô hình trận Bạch Đằng năm 938

  15. Sông Con
    Con sông chảy qua địa phận xã Định Hải, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
  16. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  17. Nằm co
    Tư thế nằm co rút chân tay lại khi thấy lạnh hoặc buồn.