Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Trôn
    Mông, đít, đáy (thô tục).
  2. Xâu kim
    Động tác luồn chỉ vào lỗ kim khi may vá.
  3. Cáy
    Một loại cua nhỏ, sống ở nước lợ, chân có lông, thường dùng làm mắm.

    Con cáy

    Con cáy

  4. Cu gáy
    Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.

    Chim cu gáy

  5. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Rạch Giá
    Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
  7. Tứ diện
    Bốn mặt (từ Hán Việt).
  8. Mít
    Loại cây ăn quả thân gỗ nhỡ, lá thường xanh, cao từ 8-15m. Cây ra quả vào mùa xuân, quả chín vào mùa hè. Vỏ quả có gai xù xì, ruột chứa nhiều múi, vị ngọt, có loại mít dai và mít mật. Mít là loại cây quen thuộc ở làng quê nước ta, gỗ mít dùng để làm nhà, đóng đồ đạc, thịt quả để ăn tươi, sấy khô, làm các món ăn như xôi mít, gỏi mít, hạt mít ăn được, có thể luộc, rang hay hấp, xơ mít dùng làm dưa muối (gọi là nhút), quả non dùng để nấu canh, kho cá...

    Quả mít

    Quả mít

  9. Trốc
    Đầu, sọ (phương ngữ).
  10. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  11. Diềm
    Lá vải thêu làm rèm che mui cáng khiêng người.
  12. Mược
    Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
  13. Hồi
    Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.

    Quả hồi

    Quả hồi

  14. Nâu
    Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.

    Củ nâu

    Củ nâu

  15. Cơ cầu
    Khổ cực, thiếu thốn.
  16. Bằng trang
    Bằng cỡ, cỡ như.
  17. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  18. Có bản chép: Chuôm.
  19. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  20. Cà kiu
    Một loại cà có tràng hoa màu tím, cho quả nhỏ bằng ngón chân cái, mọng tròn, màu đỏ hoặc cam, vị rất chua, mùi thơm đặc biệt.

    Cà kiu

    Cà kiu

  21. Bể
    Biển (từ cũ).
  22. Ngụ cư
    (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
  23. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  24. Ngòi sách
    Nghĩa Nôm của từ Thư Khê, một ngòi nước ở làng Phú Diễn.
  25. Phú Diễn
    Tên một ngôi làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Phú Diễn xưa nổi tiếng là đất hiếu học. Bưởi Diễn, hồng Diễn, bưởi đào cũng là những đặc sản của làng.
  26. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  27. Bài ca dao này bắt nguồn từ việc "lên đồng." Để có cơ sở mà tin tưởng rằng hồn lên đồng đúng là hồn của người trong gia đình, gia chủ thường phái thử bằng nhiều câu hỏi riêng tư. Câu "hồn thác ban ngày hay ban đêm?" là một trong số những câu hỏi này. Vì "hồn" trong bài ca dao là lừa đảo, nên trả lời ấm ớ.
  28. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào