Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Chữ giả 者 nhìn giống như chữ thổ 土 (đất) có nét xiên (như đang vác cây tre) ở trên và chữ nhật 日 (mặt trời) ở dưới.
  2. Lao lực bất như lao tâm
    Nhọc sức chẳng bằng nhọc lòng (tục ngữ Hán Việt).
  3. Nói nửa chừng
    Nói nửa vời, nói nước đôi.
  4. Có bản chép: Người khôn nói tiếng lừng khừng.
  5. Bịn rịn
    Thương mến, quấn quít, không muốn dứt ra khi chia tay.
  6. Được làm vua, thua làm đại sứ
    Thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, những vị trí cấp cao khi không được trọng dụng thường bị thuyên chuyển đi làm đại sứ ở nước ngoài.
  7. Mương
    Đường nước do con người đào để dẫn nước.

    Mương nước

    Mương nước giúp tưới tiêu ruộng lúa

  8. Đồng
    Cùng như một (từ Hán Việt).
  9. Có bản chép: Trồng trầu.
  10. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  11. Người xưa muốn nắm được giờ giấc thì ban đêm phải dựa vào tiếng trống canh, ban ngày dựa vào ánh mặt trời (từ Hán Việt nhật có nghĩa là mặt trời). Câu tục ngữ ý nói: Giờ giấc đã định sẵn cả rồi, không sai lệch được.
  12. Sông Đà
    Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).

    Sông Đà

    Sông Đà

  13. Báng nước
    Hiện tượng bụng trướng căng, rốn lồi, một triệu chứng của những bệnh xơ gan, suy tim phải, viêm đa màng, hội chứng thận hư...
  14. Thầy
    Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
  15. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  16. Đò đưa
    Sang ngang, lấy chồng nhiều lần.
  17. Sơn lâm
    Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
  18. Thông
    Tên loài cây thân gỗ, thẳng và cao, thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), nhựa thơm, quả nón, thường mọc trong các rừng rậm nhiệt đới khắp nước ta. Trong quan niệm Nho giáo, thông cũng tượng trưng cho người quân tử.

    Đồi thông Đà Lạt

    Đồi thông Đà Lạt

  19. Bởi chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  20. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  21. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  22. Son
    Màu đỏ.
  23. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  24. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  25. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  26. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  27. Nhọn mồm
    Ác mồm ác miệng.
  28. Có ý kiến cho rằng câu này nhắc đến bệnh lậu, một chứng bệnh về đường sinh dục ở nam giới.
  29. Có bản chép: Tháng ba cậu chết.
  30. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  31. Năm xung tháng hạn
    Thời kì gặp nhiều rủi ro, tai họa, theo quan điểm về lí số. Ví dụ, những người sinh vào năm thân thì dễ gặp xui xẻo trong những "năm xung" là Dần, Thân, Tị, Hợi.
  32. Ông Cúm bà Co
    Hình tượng dân gian của bệnh cúm.
  33. Nghệ An
    Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.

    Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...

    Biển Cửa Lò

    Biển Cửa Lò

  34. Đây là một tín ngưỡng dân gian, theo đó để chữa bệnh cúm, người ta mua đồ lễ về cúng, vừa cúng vừa đọc bài này. Cúng xong, cho người bệnh ăn đồ lễ (bánh đúc mắm tôm) thì khỏi cúm.
  35. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  36. Tín chủ
    Người tin tưởng Phật thần, là người tổ chức những cuộc cúng lễ, lên đồng...