Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ống điếu
    Vật dụng hình ống nói chung dùng để nhét thuốc lá hoặc thuốc phiện vào để đốt rồi hút.

    Ống điếu

    Ống điếu

  2. Thó
    Lấy lén, lấy trộm.
  3. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Cắm thẻ ruộng
    Cắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.
  5. Cắm nêu ruộng
    Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.
  6. Trượng phu
    Người đàn ông có khí phách, giỏi giang, hào kiệt.
  7. Nơm
    Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.

    Úp nơm

    Úp nơm

  8. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  9. Lựa là
    Chẳng cần gì, chẳng cứ gì (từ cũ). Cũng như lọ là.
  10. Đồng thau
    Hợp kim của đồng và kẽm. Đồng thau có màu khá giống màu của vàng, nên khi xưa thường được dùng để đúc đồ trang trí hay làm tiền xu. Tuy nhiên, khi hơ lửa đồng thau sẽ bị xỉn màu (do bị oxy hóa) còn vàng thì không.

    Vòng tay làm bằng đồng thau

    Vòng tay làm bằng đồng thau

  11. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  12. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  13. Nước hến
    Nước sau khi luộc hến, có màu đục lờ.

    Cơm hến và bát nước hến

    Cơm hến và bát nước hến

  14. Sống trên đời không nên chỉ biết đắm đuối lẽ cơm áo gạo tiền mà bất chấp đạo lí, vì khi chết còn điều tiếng để lại về sau, có thể ảnh hưởng tới cả dòng họ.
  15. Dầu cù là
    Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.

    Dầu cù là

    Dầu cù là

  16. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  17. Qua
    Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
  18. Bạn loan
    Người thương, người tình. Xem thêm chú thích Loan.
  19. Chành rành
    Còn gọi chành ràng, chằn rằn, một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ có vỏ trắng, lá vò ra có mùi thơm, thường mọc trên các đồi cát dọc bờ biển. Lá, vỏ, gỗ và hạt chành rành đều được làm vị thuốc Đông y. Ở một số nơi người ta cũng bó chành rành làm chổi quét sân, làm roi trị tội trẻ con.

    Lá và hoa chành rành

    Lá và hoa chành rành

  20. Chạp mả
    Một phong tục của dân ta, thường hàng năm vào tháng chạp âm lịch, người ta đi thăm và sửa sang lại mồ mả người thân trong gia đình.
  21. Thanh Lạng
    Địa danh nay thuộc xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thanh Lạng có truyền thống nấu rượu.
  22. Bất khả giao: không nên giao du, làm thân.
  23. Nguyệt Ao
    Hay Nguyệt Áo, Nguyệt Úc, một làng cổ trước thuộc huyện La Sơn, trấn Nghệ An, nay thuộc xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của danh sĩ Nguyễn Thiếp.
  24. Bất khả thú: không nên làm giá thú, kết hôn.
  25. Cồn Hến
    Tên một vùng bãi bồi ở hạ lưu sông Thu Bồn, nay thuộc địa phận phường Cẩm Nam, thành phố Hội An. Tại đây có đặc sản là hến, và có nghề cào hến truyền thống.
  26. Tức nghề cào hến, vì khi cào hến người ta phải đi thụt lùi.

    Cào hến

    Cào hến