Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  2. Cá bống
    Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  3. Dinh, hư, tiêu, trưởng
    Đầy, vơi, mất đi, lớn lên (từ Hán Việt). Thường để nói về lẽ phù trầm, vô thường của đời người.
  4. Đồng nghiệp tương cừu
    Làm cùng nghề thì hay thù địch, đố kỵ lẫn nhau.
  5. Hạt é
    Hạt của cây húng quế (cây rau é), trông giống hạt vừng, có kích thước nhỏ, màu đen, trương lên khi gặp nước, thường được sử dụng làm nguyên liệu để làm nước uống giải khát rất phổ biến ở nước ta.

    Hạt é

    Hạt é

  6. Ươi
    Cũng gọi là đười ươi, một loại cây rừng thân gỗ lớn, cho quả có vị ngọt, hơi chát, tính hàn, mát cho cơ thể. Hạt ươi khô có vỏ nhăn nheo, khi ngâm nước sẽ nở ra rất to, thường được dùng để nấu chè.

    Hạt ươi

    Hạt ươi

  7. Nguyệt Lão
    Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.

    Ông Tơ Nguyệt

    Ông Tơ Nguyệt

  8. Cầu Đôi
    Tên chung của hai cây cầu song song nhau, một dành cho xe lửa và một dành cho đường bộ, nằm ở cửa ngõ thành phố Quy Nhơn, Bình Định, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.

    Cầu Đôi

    Cầu Đôi

  9. Tháp Hưng Thạnh
    Tên một khu tháp của Chăm Pa, gồm hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau (nên gọi là tháp Đôi), hiện nằm ở phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

    Tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi)

    Tháp Hưng Thạnh (tháp Đôi)

  10. Rắn rồng
    Còn có tên là rắn hổ ngựa hoặc rắn sọc dưa. Rắn cỡ lớn, lưng có sọc, sống trên cạn, thường gặp ở đồng bằng và trung du, không độc, song rất dữ, dễ bị kích thích. Rắn rồng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm và có tập tính săn đuổi mồi (chủ yếu là chuột, thằn lằn hoặc ếch nhái).

    Rắn rồng

    Rắn rồng

  11. Rui
    Thanh tre hoặc gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh đặt dọc (gọi là thanh mè).

    Rui mè

    Rui mè

  12. Son
    Màu đỏ.
  13. Quan niệm mê tín: khi đi gặp rắn thì được cho là điềm may, trở về gặp rắn thì bị coi là gở.
  14. Có bản chép: dựng hoặc tạc.
  15. Có bản chép: cho vừa lòng nhau.
  16. Đây cũng là hai câu chữ Nôm trong bức tranh Tết tên Hứng dừa (Kĩ thuật của người An Nam - Henri Oger).

    Tranh Hứng dừa

    Tranh Hứng dừa

  17. Cá liệt
    Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.

    Cá liệt

    Cá liệt

  18. Bủa
    Từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra trên một diện tích rộng lớn (bủa lưới, vây bủa, sóng bủa...).
  19. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  20. Láng
    Vùng đất thấp, đôi khi ngập nước, có nhiều đầm, ao hồ, sông rạch. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, "láng" có nghĩa là đầm, đìa. Trong tiếng Việt, từ này thường được ghép với một từ khác để chỉ địa danh: Láng Sen (Đồng Tháp Mười), Láng Le (Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), Láng Cò...

    Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Đồng Tháp Mười, Long An

    Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Đồng Tháp Mười, Long An

  21. Bưng
    Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
  22. Chân
    Thật, không giả dối (từ Hán Việt). Người Trung và Nam Bộ phát âm thành chưn.
  23. Quân thần
    Đạo vua tôi, một trong tam cương theo quan niệm Nho giáo về đạo lí thời phong kiến.
  24. Bài ca dao thực ra là hai câu thơ trích trong tập thơ Nôm có tựa Trần Quản Cơ dữ Gia Nghị Binh nói về Trần Văn Thành, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa. Tập thơ do một tu sĩ tên Vương Thông thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương viết (sinh thời Trần Văn Thành có tham gia giáo phái này). Xem thêm về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa trên Wikipedia.
  25. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  26. Cậy
    Ỷ vào sức mạnh, quyền thế hay tiền bạc.
  27. Bác mẹ
    Cha mẹ (từ cổ).
  28. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  29. Phong ba
    Gió (phong) và sóng (ba). Chỉ khó khăn thử thách.