Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Phân
    Nói cho rõ, bày tỏ.
  2. Tậu
    Mua sắm vật có giá trị lớn (tậu trâu, tậu nhà)...
  3. Cồng
    Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.

    Cồng chiêng

    Cồng chiêng

  4. Cội
    Gốc cây.
  5. Sa cơ
    Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
  6. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Sông Hương
    Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  8. Ngự Bình
    Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn HếnCồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.

    Sông Hương - núi Ngự

    Sông Hương - núi Ngự

  9. Thiên cổ
    Nghìn xưa (từ Hán Việt).
  10. Lăng Tự Đức
    Lăng mộ của vua Tự Đức, được chính vua cho xây từ hồi còn sống. Ban đầu lăng được đặt tên Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng, vua đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua chết đổi thành Khiêm Lăng. Lăng nay thuộc thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng có kiến trúc cầu kì, lại có phong cảnh sơn thủy hữu tình, là một trong các lăng tẩm đẹp của các vua chúa Nguyễn.

    Phong cảnh lăng Tự Đức

    Phong cảnh lăng Tự Đức

  11. Có bản chép: Chàng đi.
  12. Làng Ghề
    Tên nôm của làng Yên Kỳ, xã Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội.
  13. Đường Lâm
    Tên nôm là làng Mía, cũng gọi là làng Đồng Sàng, một ngôi làng nay là xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Làng nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn có tên là đất hai vua vì là quê hương của hai vị vua là Ngô Quyền và Phùng Hưng - hiện làng vẫn còn đền thờ hai vị vua này. Ngày nay, làng vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi... Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh. Tại làng còn có chùa Mía, ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất nước ta (287 tượng).

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm

    Chùa Mía

    Chùa Mía

  14. Đông Viên
    Tên một làng thuộc huyện Quảng Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Tại đây có món đặc sản chè Đông Viên, nấu bằng đậu đen cùng với "mật chè" và bột lọc làm bằng củ hoàng tinh.
  15. Sậy
    Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.

    Bãi sậy

    Bãi sậy

  16. Cá hanh
    Một loài cá nước lợ giống cá chép, sống ở các cửa sông, đầm phá. Thịt cá trắng, ngọt và mềm, chế biến được thành nhiều món ăn.

    Cá hanh

    Cá hanh

  17. Truồi
    Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.

    Hồ Truồi

    Hồ Truồi

  18. Tinh đẩu
    Vì sao sáng.
  19. Vong
    Vong hồn (nói tắt).
  20. Bén
    Chạm vào, quen với, gắn bó với.

    Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
    Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén

    (Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)

  21. Màu đào
    Màu đỏ phơn phớt như màu hoa đào.
  22. Thuyền không
    Thuyền trống, không có người.
  23. Bến Giang Đình
    Bến đò cổ Giang Đình (Giang Đình cổ độ). Theo sách Nghi Xuân địa chí của Lê Văn Diễn, trước kia bến đò này có tên Tả Ao, chạy dài từ xã Uy Viễn (Xuân Giang) xuống đến làng Yên Lưu (nay là thị trấn Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

    Cuối năm 1771, khi Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm hồi hưu, dân làng dựng một ngôi đình tạm ba gian, ngay trước bến sông, cắm cờ rợp trời từ bến sông đến cổng chính gia tộc họ Nguyễn để đón rước. Để đáp lại tấm lòng của dân làng, ông đã bỏ tiền xây lại ngôi đình trước bến thành ngôi đình khang trang, làm nơi hội họp và lễ mừng đăng khoa. Từ đó, bến sông này được mang tên bến Giang Đình. Hiện nay tại đây chỉ còn lại vài dấu vết như gốc cây đa, giếng nước, lò nung vôi.

    Bến Giang Đình

    Bến Giang Đình

  24. Còn không
    Còn chưa có ai.
  25. Mướp
    Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.

    Giàn mướp

    Giàn mướp

  26. Bỏ ngọn
    (Dây leo) vươn ngọn để bò ra xa hơn. Chữ bỏ có gốc từ từ Hán Việt bố, nghĩa là giăng ra.
  27. Đậu
    Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
  28. Áo cổ giữa
    Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.
  29. Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ
    Trong chế độ đa thê trước kia, đàn bà ngoại tình có thể lập mưu giết chồng để được sống tự do với kẻ gian phu, trong khi đàn ông thường không nảy sinh ý định giết vợ (vì không cần thiết).