Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  2. Chà
    Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là (cành nè, cây nè).

    Dỡ chà

    Dỡ chà

  3. Bồng Báo
    Tên một huyện thuộc phủ Thiệu Thiên, nay là làng Bồng Trung, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. , còn có các tên cũ là Biện Đà và Đông Biện. Truyền thuyết nói rằng: Con đê làng bắt qua bên kia sông Mã có hình chiếc đòn càng, nên người làng Bồng ngày xưa có nhiều người đỗ đạt làm quan.
  4. Bồ hòn
    Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.

    Quả bồ hòn

    Quả bồ hòn

  5. Thành ngữ có câu "Ngậm bồ hòn làm ngọt."
  6. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Ba đào
    Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
  8. Kim giao
    Tình nghĩa (vợ chồng, lứa đôi hoặc bè bạn) khắng khít, bền chặt.
  9. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  10. Chúa
    Chủ, vua.
  11. Sa
    Rơi xuống (từ Hán Việt).
  12. Áo dà
    Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.

    Áo dà

    Áo dà

  13. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  14. Bánh hỏi
    Một đặc sản có mặt ở nhiều vùng khác nhau: Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Sóc Trăng... Bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Thường được ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo... đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi.

    Bánh hỏi thịt heo

    Bánh hỏi thịt heo

  15. Lạp xưởng
    Một món ăn làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng màu hồng hoặc nâu sậm, vị ngọt. Tên gọi “lạp xưởng” bắt nguồn từ cách đọc 臘腸 (lạp trường, nghĩa là ruột ướp) theo giọng Quảng Đông.

    Lạp xưởng

    Lạp xưởng

  16. Đốt giấy lấy xôi
    Chửi bọn thầy cúng bịp bợm, làm vờ vịt, qua quýt cho xong đặng lấy tiền.
  17. Ống ngoáy
    Dụng cụ đựng trầu của những người đã rụng hết răng. Ống ngoáy có thể là một khối gỗ vuông bằng lòng bàn tay có khoét một lỗ tròn trũng sâu ở giữa, khi người hết trầu người ta dùng để đập cau tàn dung (cau già, cứng, thường được làm giống); hoặc được làm bằng ống thau to bằng ngón chân cái. Khi muốn ăn trầu, người ta bỏ miếng trầu đã têm vôi kèm miếng cau dày vào ống, lấy cây chìa ngoáy giằm nát rồi lùa vào miệng nhai.

    Ống ngoáy trầu

    Ống ngoáy trầu bằng đồng thau