Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Đôi ta chồng vợ, ai dỗ dành đừng xiêu
Tìm kiếm "sa tượng"
-
-
Chim sa cá lặn
-
Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặn
-
Ngọc sa xuống biển ngọc chìm
-
Sương sa ngọn cỏ li bì
Sương sa ngọn cỏ li bì
Mười năm chờ được huống gì ba năm -
Cu sa xuống đất cu rì
-
Mưa sa lác đác
-
Hoàng Sa trời bể mênh mông
Hoàng Sa trời bể mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng SaVideo
-
Sương sa ướt áo dầm mình
-
Mưa sa trên núi mưa về
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta đều ướt dầm dề cả haiDị bản
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta ướt áo dầm dề cả hai
-
Nhện sa xuống nước nổi phình
-
Tiên sa xuống đó mặc tiên
Tiên sa xuống đó mặc tiên
Đôi ta đã hứa lời nguyền thì thôi -
Trai Sa Đéc, gái Bình Thành
-
Chim sa, cá nhảy chớ mừng
-
Ngọc sa xuống giếng, ngọc biến thủy tinh
Ngọc sa xuống giếng, ngọc biến thủy tinh,
Gặp mặt nhau đây kết nghĩa chung tình,
Dẫu mà ăn quán ngủ đình cũng ưng. -
Sương sa ướt lá bìm bìm
-
Trâu quá sá, mạ quá thì
-
Một con sa bằng ba con đẻ
-
Đưa chân sa xuống ruộng đầm
-
Trên trời sa xuống hai tiên
Chú thích
-
- Nghĩa là chim rơi, cá lặn. Ý này đầu tiên được Trang Tử nói đến. Trang Từ là người đời Chiến Quốc ở Trung Quốc, học thức rất uyên bác. Trong sách Nam hoa kinh, ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy thì lặn vào hang sâu, chim thấy thì bay lên cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối: Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao? Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" (chim rơi cá chìm) để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.
Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:
Mặn mà chìm cá rơi chim
(Hoa Tiên)Hay:
Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng lơ trời nhạn ngẩn ngơ sa
(Cung oán ngâm khúc)Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ, và đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.
-
- Sa Huỳnh
- Một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, địa danh này có tên là Sa Hoàng (bãi cát vàng), song vì chữ Hoàng trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng nên đọc trại ra thành Sa Huỳnh. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Sa Huỳnh - một trong ba cái nôi của nền văn minh Việt Nam cổ xưa, cùng với văn hóa Đông Sơn và văn hóa Óc Eo.
-
- Vạn
- Làng chài.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Thất ngôn
- Lỡ lời (từ Hán Việt).
-
- Rì
- Kêu nhỏ và đều đều trong miệng.
-
- Lã Bố
- Cũng gọi là Lữ Bố, tự là Phụng Tiên, một tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ở nước ta, Lã Bố được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, trong đó ông là một đại tướng vô cùng dũng mãnh, cưỡi ngựa Xích Thố, cầm phương thiên họa kích, có sức mạnh hơn cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Ông cũng được mô tả là một người khôi ngô tuấn tú, sánh cùng đại mĩ nhân là Điêu Thuyền.
-
- Chế
- Chị, cách gọi ở một số địa phương vùng Tây Nam Bộ (như Bạc Liêu, Cà Mau), gốc từ tiếng của người Tiều Châu.
-
- Điêu Thuyền
- Một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví như "bế nguyệt" (khiến trăng xấu hổ phải giấu mình đi). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Vương Doãn lập kế gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác hòng li gián Trác với con nuôi là Lã Bố, kết cục Lã Bố giết Đổng Trác rồi sau lại bị Tào Tháo giết chết. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhân vật Điêu Thuyền trong lịch sử vẫn còn nhiều hoài nghi.
-
- Hoàng Sa
- Một quần đảo của Việt Nam gồm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, cách đảo Lý Sơn khoảng 200 hải lí. Hoàng Sa có nghĩa là cát vàng hay bãi cát vàng. Các chính quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác ở quần đảo này và đến đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền ở đây. Hiện nay, quần đảo này của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
-
- Lễ khao lề thế lính
- Một lễ hội của nhân dân huyện đảo Lý Sơn được duy trì hàng trăm năm nay. Lễ nhằm khao quân, tế sống, và làm các nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền đi thực thi nhiệm vụ do triều đình nhà Nguyễn giao phó, mặt khác còn để tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất. Khao lề tức là lệ khao định kì hằng năm giống như hình thức cúng việc lề mà một số nơi trong nước còn gìn giữ. Thế lính là nghi lễ tế sống, mang đậm yếu tố phù phép của đạo giáo nhằm thế mạng cho người đi lính. Khi buổi lễ tế thế lính Hoàng Sa kết thúc, người lính coi như “đã có một lần chết,” và “hùng binh” ấy (như cách gọi của vua Tự Đức) có quyền tin tưởng rằng mình sẽ không còn phải chết nữa và có thể an tâm làm nhiệm vụ trong ròng rã sáu tháng trên biển.
-
- Quới
- Quý (phương ngữ Nam Bộ). Như quới nhơn, quới nương, quới tử... Cách nói này hiện nay ít dùng.
-
- Kiếu
- Xin phép để ra về.
-
- Sa Đéc
- Địa danh nay là một thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, với tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek. Nhiều người cho rằng Sa Đéc theo tiếng Khmer nghĩa là "chợ sắt." Tuy nhiên Sơn Nam và nhiều nhà nghiên cứu khác không chắc chắn lắm với luận điểm này, lại có quan điểm cho rằng nguyên gốc tên gọi Phsar Dek là tên một vị thủy thần Khmer. Từ những ngày mới thành lập, vùng đất Sa Đéc đã nổi tiếng hưng thịnh.
-
- Bình Thành
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Bình Thành cũng là tên một xã thuộc huyện Thanh Bình, cùng tỉnh Đồng Tháp.
-
- Môn đương hộ đối
- Cổng và cửa nhà tương xứng (thành ngữ Hán Việt). Chỉ sự ngang bằng về nhà cửa, gia thế, địa vị của hai bên dâu rể. Cũng nói môn đăng hộ đối.
-
- Xà
- Con rắn (từ Hán Việt).
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Từ
- Ruồng bỏ, không nhìn nhận. Cha mẹ từ con nghĩa là không còn nhận đó là con mình.
-
- Mộ
- Mến phục.