Thiếp nhớ chàng tấm phên hư, nuộc lạt đứt
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước lúc nghẹn cơm
Ba trăng là mấy mươi hôm?
Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau
Tìm kiếm "cá liệt"
-
-
Thuyền ngược ta khấn gió nồm
Dị bản
Thuyền ngược ta nhắn gió nam
Thuyền xuôi ta nhắn mưa nguồn gió may
-
Mống bên đông, vồng bên tây
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơiDị bản
Chớp đằng Đông vừa trông vừa chạy
Chớp đằng Bắc trật cặc mà coi
-
Thâm đông, hồng tây, dựng may
-
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời sấm trước có mưa
Mấy đời dì ghẻ có ưa con chồng -
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè mà ănDị bản
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Ba mươi tháng chạp dựng nêu trước nhà
-
Lạy ông nắng lên
Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi càyDị bản
Nắng lên cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận cho tôi đi cày
-
Cày đồng đang buổi ban trưa
-
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Khổ chi phận em cha chả là cam phận khổ
Lên non đốn củi đụng chỗ đốn rồi
Xuống sông gánh nước đụng chỗ cát bồi, khe khô! -
Con vua thì lại làm vua
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa -
Trên trời có vẩy tê tê
Trên trời có vẩy tê tê
Một ông bảy vợ, chẳng chê vợ nào.
Một vợ tát nước bờ ao
Phải trận mưa rào, đứng nép bụi tre
Một vợ thì đi buôn bè
Cơn sóng, cơn gió nó đè xuống sông.
Một vợ thì đi buôn bông
Chẳng may, cơn táp nó giông lên trời.
Một vợ thì đi buôn vôi
Không may phải nước vôi sôi ầm ầm.
Một vợ thì đi buôn mâm
Không may mâm thủng lại nằm ăn toi.
Một vợ thì đi buôn nồi
Không may nồi méo, một nồi hai vung.
Một vợ thì đi buôn hồng
Không may hồng bẹp, một đồng ba đôi.
Than rằng: Đất hỡi trời ơi!
Trời cho bảy vợ như tôi làm gì!Dị bản
Trên trời có vẩy tê tê
Có ông bốn vợ chẳng chê vợ nào
Một vợ rửa bát cầu ao
Chẳng may gió cả dạt vào bụi tre
Một vợ thì đi buôn bè
Chẳng may gió cả nó đè xuống sông
Một vợ thì đi buôn bông
Chẳng may gió cả nó bồng lên mây
Một vợ thì đi buôn cây
Chẳng may gió cả cuốn bay lên trời.
-
Tháng tám có chiếu vua ra
-
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được lá rừng
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây -
Đố ai đếm được lá rừng
-
Một cây làm chẳng nên non
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao -
Rộng đồng mặc sức chim bay
-
Tạnh trời mây kéo về non
Tạnh trời mây kéo về non
Hẹn cùng cây cỏ chớ còn mong mưaDị bản
Tạnh trời, mây kéo về non
Nhìn xa cây cỏ, lòng còn trông mưaTạnh trời mây kéo về non
Thẹn thùng cây cỏ vẫn còn trông mưa
-
Đố ai lặn xuống vực sâu
Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa -
Đố ai lượm đá quăng trời
Dị bản
Chú thích
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ba trăng
- Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
-
- Gió Lào
- Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Ở miền Bắc khoảng tháng 7-8 âm lịch nếu thấy phía đông có mây đen, phương tây có ráng đỏ, lại thấy gió heo may nổi lên thì trời sắp có mưa bão.
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Vừng
- Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.
-
- Bài ca dao này thật ra là một bản dịch từ bài thơ Mẫn nông của nhà thơ Lý Thân, đời Đường ở Trung Quốc:
Sừ hòa nhật đương ngọ
Hãn trích hòa hạ thổ
Thùy tri bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổDịch nghĩa:
Cày ruộng buổi đang trưa
Mồ hôi rơi xuống đất
Ai hay cơm trên mâm
Từng hạt, từng hạt đều cay đắng
-
- Tê tê
- Còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), thân có lớp vẩy dày. "Vẩy tê tê" là đám mây có dạng như vẩy con tê tê.
-
- Cơn táp
- Cơn gió lốc.
-
- Có bản chép tháng tư, có bản chép tháng sáu, tháng chín, hoặc tháng Chạp. Đọc thêm: Tháng nào có chiếu vua ra?
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Lượm
- Nhặt (phương ngữ miền Trung và Nam Bộ).
-
- Quăng
- Ném.
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).