Tìm kiếm "mặt nước"

Chú thích

  1. Đoạn trường
    Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  2. Gối loan
    Gối của vợ chồng. Xem thêm chú thích loan.
  3. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  4. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  5. Chửa
    Chưa (từ cổ, phương ngữ).
  6. Niên
    Năm (từ Hán Việt)
  7. Cơ đoạn
    Có thể hiểu là lúc khó khăn, đói kém.
  8. Sông Lại Giang
    Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.

    Hạ nguồn sông Lại Giang

    Hạ nguồn sông Lại Giang

  9. Ngựa bạch
    Ngựa trắng.
  10. Bợ
    Nâng, bê, hoặc ôm cái gì đó lớn và nặng.
  11. Trực nhìn
    Chợt nhìn thấy.
  12. Khai hoa nở nhụy
    Cách nói dùng trong văn chương, chỉ việc sinh nở của người phụ nữ.
  13. Jê-cờ-ri
    Tôi viết (từ tiếng Pháp J'écris).
  14. Ăng-voa
    Gửi (từ tiếng Pháp envoie).
  15. Me xừ
    Từ tiếng Pháp monsieur, nghĩa là "quý ông."
  16. Di-đăng
    Công sứ (từ tiếng Pháp résident).
  17. Tú xon
    Cô đơn, một mình (từ tiếng Pháp tout seul).
  18. Cô soong
    Con lợn (từ tiếng Pháp couchon), dùng làm tiếng chửi.
  19. Đờ-puy
    Từ khi (từ tiếng Pháp depuis).
  20. Nô-xờ
    Tiệc cưới (từ tiếng Pháp noce).
  21. Ê-loa-nhê
    Xa cách (từ tiếng Pháp éloigné).
  22. Cu-tô
    Con dao (từ tiếng Pháp couteau).
  23. Nguyệt hoa
    Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.

    Cởi tình ra đếm, ra đong
    Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?

    (Tơ xuân - Huy Trụ)

  24. La cua
    Cái sân (từ tiếng Pháp la cour).
  25. Mút
    Rêu (từ tiếng Pháp mousse).
  26. Luyn
    Mặt trăng (từ tiếng Pháp lune).
  27. La săm
    Buồng (từ tiếng Pháp la chambre).
  28. A-mi
    Bạn thân, bạn gái (từ tiếng Pháp amie).
  29. Sơ-mi
    Nghĩa gốc là áo lót (từ tiếng Pháp chemise). Ngày nay, sơ mi có cổ áo, tay áo và hàng nút phía trước.
  30. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  31. Lơ li
    Cái giường (từ tiếng Pháp le lit).
  32. Biếng ba
    Xanh xao (từ tiếng Pháp bien pale).
  33. Pơ-răng qua
    Lấy gì (từ tiếng Pháp prendre quoi).
  34. Uyn lét
    Một lá thư (từ tiếng Pháp une lettre).
  35. Ca-đô
    Quà (từ tiếng Pháp cadeau).
  36. Ba-tô
    Tàu thủy (từ tiếng Pháp bateau).
  37. Lác-mơ
    Nước mắt (từ tiếng Pháp larme).
  38. Hồ Trúc Bạch
    Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

    Hồ Trúc Bạch ngày nay

  39. Xi vu lét-xê moa
    Nếu anh để lại cho tôi (từ tiếng Pháp si vous laissez moi).
  40. Bông cờ
    Lòng tốt (từ tiếng Pháp bon cœur).
  41. Ta xơ
    Chị gái của anh (từ tiếng Pháp ta sœur).
  42. Ơ-rơ
    Sung sướng (từ tiếng Pháp heureux).
  43. Lơ roa
    Vua (từ tiếng Pháp le roi).
  44. Thành Thái
    (14/3/1879 – 24/3/1954) Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Lên ngôi khi mới mười tuổi, ông sớm bộc lộ tinh thần dân tộc và chủ trương đánh Pháp. Nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân, đến tháng 5 năm 1945 mới được cho về Việt Nam. Ông sống tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đến năm 1954 thì mất.

    Vua Thành Thái

    Vua Thành Thái

  45. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  46. 23 tháng Tám là ngày âm lịch; tháng Mười là dương lịch, cách nhau hơn một tháng.
  47. Theo Hoàng Ngọc Phách thì Nguyễn Thị Thời là tên một người phụ nữ quê ở Hải Phòng cưới chồng Tây, theo chồng lên Bắc Ninh. Được ít lâu thì chồng về Tây, cô nhờ người viết hộ một lá thư (cô nói ra, người viết ghi vào giấy), sau thành bài ca dao truyền miệng này.
  48. Thục nữ
    Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
  49. Châu Trần
    Việc hôn nhân. Thời xưa ở huyện Phong thuộc Từ Châu bên Trung Quốc có thôn Châu Trần, trong thôn chỉ có hai dòng họ là họ Châu và họ Trần, đời đời kết hôn với nhau.

    Thật là tài tử giai nhân,
    Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.

    (Truyện Kiều)

  50. Sa
    Rơi xuống (từ Hán Việt).
  51. Lính mộ
    Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.

    Lính khố đỏ.

    Lính khố đỏ.

  52. Đà Nẵng
    Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.

    Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Bến sông Hàn ngày xưa

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

    Cầu sông Hàn, một trong những biểu tượng của Đà Nẵng

  53. Hương
    Tên gọi chung của một số chức tước ở cấp xã dưới thời Nguyễn, ví dụ hương chánh làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái, hương quản chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu, hương thân làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục...
  54. Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
  55. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  56. Ổi tàu
    Một loại ổi lá nhỏ, quả tròn, thịt giòn, ít hạt.

    Ổi tàu

    Ổi tàu

  57. Hường
    Hồng (phương ngữ Nam Bộ). Từ này được đọc trại ra do kị húy tên vua Tự Đực là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.
  58. Chữ đồng
    Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.

    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai

    (Truyện Kiều)