Thuyền ai đỗ bến đợi chờ
Tình đi nghĩa ở, bao giờ quên nhau
Chẳng nên tình trước nghĩa sau
Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền
Đôi ta như cặp chim quyên
Dầu khô dầu héo cũng chuyền cũng bay
Khát thì uống nước bọng cây
Đói ăn bông cỏ, thiếp đây vẫn chờ
Tìm kiếm "chợ trưa"
-
-
Chờ nàng anh đứng anh trông
-
Đêm năm canh, anh ngủ có ba
-
Nước lên lai láng, láng lai
-
Giàu như người ta ăn cơm với cá
-
Ba năm duyên đã mãn rồi
-
Ồn như vỡ chợ
Ồn như vỡ chợ
-
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm xưa anh bảo đợi chờ
Năm nay anh lại hững hờ với em -
Chợ Quế thì bán nồi niêu
-
Tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Bốn, tháng khốn, tháng nạn
-
Bến em có gốc dừa tơ
Bến em có gốc dừa tơ
Đêm trăng em đứng, em chờ đợi ai -
Áo may xếp để chờ bâu
-
Ấu nào ấu lại tròn, bồ hòn nào bồ hòn lại méo
-
Ôm lòng nay đợi mai trông
Ôm lòng nay đợi mai trông
Sợ e chim cũ xổ lồng bay xa -
Đêm năm canh lụy sa cúc dục
-
Đây cũng muốn chờ, ngặt bóng trăng lờ, thêm cơ diệu vợi
-
Chợ ngã ba gọi là Cái Cá
-
Ai về Cái Cá hái lá rau mơ
-
Lên Sài Gòn phải qua sông Mỹ Thuận
-
Quản bao tháng đợi năm chờ
Chú thích
-
- Dãi
- Phơi ra giữa trời, chịu tác động của những biến đổi thời tiết.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Làng Sét
- Một làng thuộc xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Theo sử liệu, ông Trương Cảnh Tường là người đầu tiên đến khai hoang lập ấp tại núi Quy Sơn, tên gọi Ấp Sát. Do đây là vùng đất địa linh, an vui lạc thổ, sông núi hữu tình nên người nghe tìm đến ngày càng phồn thịnh. Buổi đầu ở trên lưng núi, sau mở rộng dần xuống đất bằng. Ấp Sát trở thành thôn Sát (Sét), nay là làng Sét. Bến đò của làng cũng gọi là bến Sét.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Bổ
- Ngã (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Quế Sơn
- Địa danh thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trước đây. Quế Sơn có nghề truyền thống là làm đồ gốm.
-
- Chợ Giầm Giải
- Một ngôi chợ thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, chuyên buôn tre luồng từ Thanh Hóa chở về.
-
- Luồng
- Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Diên Sanh
- Tên Nôm là kẻ Diên, một làng xưa thuộc xã Diên Thọ, huyện Lợi Điều, châu Thuận Hóa, nay thuộc xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tại đây có những địa danh như làng Diên Sanh, chợ Diên Sanh (chợ Kẻ Diên), chùa Diên Thọ, chùa Diên Bình, chùa Diên Phước, nhà thờ Diên Sanh...
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Lụy sa cúc dục
- Nước mắt rơi (lụy sa) vì nghĩ công nuôi nấng (cúc dục) của cha mẹ.
-
- Trần ai
- Vất vả, khổ sở.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Không vãng nỏ lai
- Không qua không lại.
-
- Rứa răng
- Thế sao (phương ngữ miền Trung).
-
- Chợ Nhà Đài
- Còn gọi là chợ Hiếu Nhơn, một cái chợ thuộc ấp Phú Cường, xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một chợ nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Long trước năm 1975.
-
- Mơ
- Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Mỹ Thuận
- Tên một con sông nhỏ dài khoảng 10km chảy qua tỉnh Vĩnh Long, bắt nguồn từ điểm giáp với tỉnh Đồng Tháp, chảy vào sông Cái Vồn Nhỏ.
-
- Lựng bựng
- Lúng túng, không dứt khoát (phương ngữ Tây Nam Bộ).
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.