Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon
Tìm kiếm "bao chửa"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hợp tác hợp te
Hợp tác hợp te
Không có miếng vải mà che cái lồnDị bản
Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái lồn
-
Chính sách em học đã thông
Chính sách em học đã thông
Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều -
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu -
Một yêu anh có Seiko
Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ đô
Năm yêu không có bà bô
Sáu yêu Văn Điển ông bô sắp về
Bảy yêu anh vững tay nghề
Tám yêu sớm tối đi về có nhau
Chín yêu gạo trắng phau phau
Mười yêu nhiều thịt ít rau hàng ngàyDị bản
-
Hoan hô các bác trồng cây
– Hoan hô các bác trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù
– Các cháu có mắt như mù
Mười cây chết tiệt, gật gù ở đâu? -
Giao gì làm nấy
Giao gì làm nấy
Chỉ đâu đánh đấy
Có gì cho nấy
Hết rồi ngồi đấy -
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm -
Lao động là vinh quang
Lao động là vinh quang
Lang thang là chết đói
Hay nói thì ở tù
Lù khù thì đi kinh tế mới -
Nhân dân thì chẳng cần lo
-
Bài ca người lính hôm nay
Trải bao cuộc chiến, thắng rồi,
Nay thời dân lính về ngơi, kiếm nghề:
Đầu đường đại tá vá xe,
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem,
Trong làng đại úy thổi kèn đám ma
Trước sân thượng úy nuôi gà,
Đầu hồi trung úy chăm và chú heo
Ao sâu thiếu úy vớt bèo,
Vườn sau thượng sĩ leo trèo bẻ cau
Gốc đa trung sĩ cúp đầu,
Bờ đê hạ sĩ hái rau “tập tàng”
Xóm ngoài binh nhất vót nan,
Xóm trong binh nhị gảy đàn ống bơ
Ca rằng “trí dũng có thừa…”
Bởi “chiến tranh” mới ra cơ sự này!Dị bản
Đầu đường đại tá vá xe
Giữa đường trung tá bán chè đậu đen
Cuối đường thiếu tá bán kem
Về hưu đại úy thổi kèn đám ma
Thượng úy thì đi buôn gà
Trung úy về nhà lại bám đít trâu
Hỏi rằng thiếu úy đi đâu
Ba lô lộn ngược nhảy tàu Bắc NamĐầu đường đại tá vá xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Đại úy thì bán dầu đèn
Để cho trung úy thổi kèn đám ma
-
Đừng khinh dưa muối tương cà
Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do -
Cái cứt gì cũng phân
-
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức
-
Ngang lưng thì thắt phương châm
Ngang lưng thì thắt phương châm
Đầu đội chính sách, tay cầm chủ trương -
Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
Vào nhà thủ trưởng tưởng cái kho
-
Sông Cầu làm đầu câu chuyện
-
Sa-mít nói ít hiểu nhiều
-
Sa Pa đứng xa mà nói
-
Ba số nhí nhố cũng xong
Chú thích
-
- Seiko
- Ta đọc là Xen-cô, một nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng của Nhật.
-
- Peugeot
- Đọc là pơ-giô, cũng gọi là lơ, một nhãn hiệu xe đạp của Pháp. Loại xe này có mặt phổ biến ở miền Bắc nước ta vào thời bao cấp, được ưa chuộng nhất là màu đồng hun (gọi là pơ-giô cá vàng).
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Ông bô, bà bô
- Tiếng lóng của miền Bắc, chỉ bố mẹ.
-
- May ô
- Áo thun ba lỗ (một lỗ chui đầu và hai lỗ ống tay). Từ này có gốc từ tiếng Pháp maillot.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Và
- Vài.
-
- Rau tập tàng
- Các loại rau trộn lẫn với nhau, mỗi loại một ít, thường dùng để nấu canh. Có nơi gọi là rau vặt.
-
- Ống bơ
- Vỏ lon đồ hộp. Trước dân ta hay dùng vỏ lon sữa đặc để đong gạo.
-
- Chuyên tu
- Hình thức đào tạo nhằm đáp ứng một nhu cầu cán bộ cấp bách, dành riêng cho những cán bộ chủ chốt của các cấp, các ngành.
-
- Tại chức
- Loại hình đào tạo dành cho những người vừa học vừa làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.
-
- Sông Cầu
- Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.
-
- Samit
- Ta đọc là sa-mít, một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.
.
-
- Hoa Mai
- Một nhãn hiệu thuốc lá ở miền Nam trước đây.
-
- Thuốc lá 555
- Thường gọi thuốc "ba số" hoặc "ba số năm," một nhãn hiệu thuốc lá ngoại.