Tìm kiếm "bao biện"
-
-
Chồng già thì mặc chồng già
-
Làm trai cho đáng nên trai
-
Râu dài thì mặc râu dài
Râu dài thì mặc râu dài,
Có Pha-vơ-rít, có đài đeo hông -
Đầu đội áp suất, chân đi bàn là
-
Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
-
Thủ kho to hơn thủ trưởng
Thủ kho to hơn thủ trưởng
-
Bố lái xe lu, mẹ duy tu, để thằng cu đứng đường
-
Khi Đảng cần trẻ thì ta đã già
-
Bóp vú đàn ông còn xem hơn văn công quần chúng
-
Trăm năm trong cõi người ta
-
Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
-
Ghế thì ít mà đít thì nhiều
Ghế thì ít mà đít thì nhiều
-
Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
-
Sang như trưởng tàu, giàu như nhân viên, điên như hành khách
-
Sa Pa đứng xa mà nhìn
-
Sông Cầu nói đâu bỏ đấy
-
Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi
Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi
-
Muốn cho điện sáng về nhà
Muốn cho điện sáng về nhà,
Ruột lợn, ruột gà phải nối đến nơi -
Ham chi xắc cốt, đồng hồ
Chú thích
-
- Ăn đại táo, ở đại gia, đi đại xa, làm đại khái
- Ăn ở bếp ăn tập thể (đại táo), ở nhà tập thể (đại gia), đi tàu điện (đại xa), làm việc qua loa (đại khái). Câu này mô tả hài hước cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức dưới thời bao cấp.
-
- Tông Đản
- Trước có tên là Tôn Đản, một con phố ở Hà Nội, nay thuộc các phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm. Phố được đặt theo tên Nùng Tông Đản, tướng lĩnh người dân tộc Nùng, thuộc tướng của Lý Thường Kiệt, có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trên đất nhà Tống. Trong thời bao cấp, ở phố Tông Đản có nhiều nhà ở của các cán bộ cao cấp nhà nước.
-
- Favorit
- Ta gọi là Pha-vơ-rít, nhãn hiệu một loại xe đạp của Tiệp Khắc cũ.
-
- Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước
- Mô tả hài hước tình trạng mất nước thường xuyên ở thành phố vào thời bao cấp: nhà nhà phải đợi đến khuya để thay phiên nhau hứng nước.
-
- Bố lái xe lu, mẹ duy tu, để thằng cu đứng đường
- Cảnh tiêu biểu của ngành giao thông thời bao cấp: Một nam lái xe lu, 2-3 nữ công nhân đang tưới nhựa đường, một thằng cu cởi truồng đứng nhìn.
-
- Văn Điển
- Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Tại đây có nghĩa trang Văn Điển, một nghĩa trang lớn (rộng 182.304m2) được xây dựng vào năm 1957 và đóng cửa năm 2010.
-
- Văn công
- Diễn viên biểu diễn nghệ thuật sân khấu quân đội.
-
- Nhà thơ làm kinh tế, thống chế đi đặt vòng
- Mô tả hài hước việc nhà thơ Tố Hữu giữ chứ vụ Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch những năm 1980.
-
- Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
- Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.
-
- Sang như trưởng tàu, giàu như nhân viên, điên như hành khách
- Mô tả tình trạng tàu Thống Nhất trong thời bao cấp.
-
- Sa Pa
- Một nhãn hiệu thuốc lá phổ biến thời bao cấp.
-
- Du Lịch
- Một nhãn hiệu thuốc lá thời bao cấp.
-
- Sông Cầu
- Một nhãn hiệu thuốc lá bình dân phổ biến thời bao cấp.
-
- Xắc cốt
- Cái túi đeo, đọc theo từ "Sacoche" tiếng Pháp, thường làm bằng da, có khóa bấm. Cán bộ miền Bắc trước đây thường mang loại túi này.
-
- Ba lô
- Từ lóng, chỉ bụng bầu.