Trầu cay mà cuống không cay
Trách người bạn cũ, thẹn thay với người
Trầu cay mà cuống không cay
Dị bản
Trầu cay sao cuống không cay
Sao mình không thẹn, ta thẹn thay cho mình
Trầu cay mà cuống không cay
Trách người bạn cũ, thẹn thay với người
Trầu cay sao cuống không cay
Sao mình không thẹn, ta thẹn thay cho mình
Tay chém tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Một lời thề biển cạn non xanh
Chim kêu dưới suối vượn hú trên nhành
Qua không bỏ bậu bậu đành bỏ qua
Tay cắt tay sao nỡ,
Ruột cắt ruột sao đành.
Lời anh thề nước biếc non xanh,
Theo anh cho trọn tử sanh tại trời
Tay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Mấy khi mà gặp bạn lành
Trách trời vội sáng, tan tành đôi ta
Tay cắt tay sao nỡ
Ruột cắt ruột sao đành
Lời thề một mái tóc xanh
Anh không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ anh
Mẹ anh lội bụi lội bờ
Sao anh áo lụa quần tơ ngày ngày
Mẹ anh bụng đói thân gầy
Sao anh vui thú mâm đầy cỗ cao
Mẹ anh như tép lao xao
Sao anh lấp lánh như sao trên trời
Mẹ anh quần quật một đời
Sao anh ngoảnh mặt anh cười cợt hoa
Đôi ta như ruộng năm sào
Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?
Đôi ta như thể đồng tiền
Đồng sấp đồng ngửa đồng nghiêng đồng nằm
Đôi ta như thể con tằm
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong
Đôi ta như thể con ong
Con quấn con quýt con trong con ngoài
Đôi ta như thể con bài
Đã quyết thì đánh đừng nài thấp cao
Đôi ta như đá với dao
Năng liếc năng sắc năng chào năng quen
Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
Ăn sao cho được của người
Thương sao cho được vợ người mà thương
Cơm ăn một bát sao no
Kẻ về người ở sao cho đành lòng
Trên trời có ông sao tua
Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành
Phương đông quật lũ hung tinh
Làm cho bảy viện tan tành ra tro
Chị về dựa bóng sao Mai
Đêm khuya em biết lấy ai bạn cùng.
Cắm sào còn đợi nước trong
Chim đậu chẳng bắt lại hòng chim bay
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
Ðêm suông vô số cái suông xuồng,
Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông!
(Đêm suông phủ Vĩnh - Tản Đà)
Có ý kiến khác cho rằng Sâm, Thương là hai tên khác của Hôm, Mai (cùng là tên của sao Kim) nhưng ý kiến này không vững.
Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.
Ngày xưa, theo quan niệm dân gian, sao chổi xuất hiện thường được cho là điềm loạn lạc.