Về già bệnh tật yếu đau
Do hồi còn trẻ bắt đầu gây nên
Tìm kiếm "về dầu"
-
-
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu -
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là ăn cận ngồi kề với ai? -
Đi đâu sao chẳng thấy về
Đi đâu sao chẳng thấy về
Hay là thuốc lú bùa mê ai cầm -
Anh đi đâu ba bữa anh về
Anh đi đâu ba bữa anh về,
Buông câu nước đục chớ hề ở lâuDị bản
Anh đi ba bữa anh về,
Rừng cao nước độc chớ hề ở lâu
-
Têm trầu về giắt mái rui
-
Lạy trời thi đậu Thám hoa
-
Đầu làng có một cây đa
Đầu làng có một cây đa
Cuối làng cây thị, ngã ba cây dừa
Dầu anh đi sớm về trưa
Anh cũng nghỉ mát cây dừa nhà tôi
Anh vào anh chẳng đứng chẳng ngồi
Hay là anh phải duyên tôi anh buồn
Anh buồn anh chẳng muốn đi buôn
Một vốn bốn lãi anh buồn làm chi
Tôi là con gái nhỡ thì
Chẳng thách tiền cưới làm chi bẽ bàng
Rượu hoa chỉ lấy muôn quan
Trâu bò chín chục họ hàng ăn chơi
Vòng vàng chỉ lấy mười đôi
Nhiễu tàu trăm tấm tiền rời một muôn
Nào là của hỏi của han
Ấy tiền dẫn cưới anh toan thế nào?Dị bản
Đầu làng có một cây đa
Cuối làng cây thị, ngã ba cây dừa
Dù anh đi sớm về trưa
Xin anh nghỉ bóng mát cây dừa nhà em!
-
Trăm năm trăm tuổi may rủi có một lần
-
Hồi vui hò hát đôi câu
Hồi vui hò hát đôi câu
Hồi buồn xao lãng biết đâu mà tìm
Anh về xứ lạ một mình
Bỏ em cay đắng sầu tình bơ vơ -
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ đi xúc, con dâu đi mò
Mò về bà lật bà kho
Con dâu đứng đó bà cho cái càngDị bản
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bà Lữ tát nước con dâu đi mò
Bà về bà nấu bà kho
Con cháu đứng chực bà cho cái càng
-
Đêm lụn canh tàn, giã chàng ở lại
-
Vừa bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước
-
Cách sông nên phải lụy đò
Dị bản
-
Xỉa cá mè
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Tay nào đẹp
Đi bẻ ngô
Tay nào to
Đi dỡ củi
Tay nào nhỏ
Hái đậu đen
Tay lọ lem
Ở nhà mà rửaDị bản
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Thì đi buôn men
Chân nào đen
Ở nhà làm chó
Ai mua men?
Mua men gì?
Men vàng
Đem ra ngõ khác
Ai mua men?
Mua men gì?
Men bạc
Men bạc vác ra ngõ này
Một quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Hai quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Ba quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Bốn quan bán chăng?
chừng chừng chẳng bán!
Năm quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Sáu quan bán chăng?
chừng chừng chẳng bán!
Bảy quan bán chăng?
chừng chừng chẳng bán!
Tám quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Chín quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Mười quan bán chăng?
Chừng chừng chẳng bán!
Tôi gởi đòn gánh
Tôi đi ăn cỗ
Đi lấy phần về cho tôi
Nào phần đâu?
Phần tôi để ở gốc đa
Chó ăn mất cả!
Tôi xin đòn gánh
Đòn gánh gì?
Đòn gánh tre!
Làm bè chó ỉa!
Đòn gánh gỗ?
Bổ ra thổi!
Đòn gánh lim?
Chìm xuống ao
Đào chẳng thấy
Lấy chẳng được!
Xin cây mía
Ra vườn mà đẵn.
Video
-
Ai về nhắn bạn La Kham
-
Má đừng khắc bạc con dâu
-
Chim đa đa đậu nhánh đa đa
-
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên -
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Ai đi đâu đấy hỡi ai?
Hãy về học tập, một mai em chờDị bản
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hãy về đọc sách mai đây tiến trường
Chú thích
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Thám hoa
- Học vị của người đỗ thứ ba trong khoa thi Đình thời phong kiến (sau Trạng nguyên và Bảng nhãn).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Muôn
- Mười nghìn (từ cũ), đồng nghĩa với vạn.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Dẫn cưới
- Đưa lễ đến nhà gái để xin cưới.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Bài đồng dao này thường được hát khi chơi trò chơi dân gian. Cách chơi: Đứng (hoặc ngồi) thành vòng tròn quay mặt vào nhau, hai tay chìa ra đọc bài đồng dao. Người điều khiển đứng giữa vòng tròn vừa đi vừa khẽ đập vào bàn tay người chơi theo nhịp bài ca, mỗi tiếng đập vào một tay. Tiếng cuối cùng “Rửa” rơi vào tay ai thì người đó phải ra khỏi hàng hoặc bị phạt phải làm một trò khác rồi mới được vào chơi.
-
- Cồn Dầu
- Một địa danh ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng với giáo xứ Cồn Dầu.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Khắc bạc
- Khe khắt và ác nghiệt.
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).