Anh nay tứ hải giang hồ
Về đây sông nhỏ, sóng xô mặc lòng
Hỡi cô con gái chưa chồng
Trông con sào vắn má hồng đừng phai.
Tìm kiếm "biện bác"
-
-
Vượt bể Đông có bè có bạn
-
Gặp anh vô cớ em chẳng dám nhìn
-
Ngó hoài ra tận biển Đông
-
Chừng nào chim nọ lìa cành
Chừng nào chim nọ lìa cành
Cá kia lìa biển anh đành lìa quê -
Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn
Biển cạn, sông cạn, lòng qua không cạn
Núi lở non mòn, ngỡi bạn không quên
Ðường còn đi xuống đi lên,
Tình qua nghĩa bậu quyết nên vợ chồng.Dị bản
Sông cạn, biển cạn lòng ta không cạn
Núi lở non mòn, nghĩa bạn không quên
Đường còn đi xuống đi lên
Ơn bạn bằng biển, ta đền bằng non
Đường mòn duyên nợ không mòn
Chết thì mới hết, sống còn gặp nhau
Lời nguyền trước cũng như sau
Em không phụ khó, ham giàu ở đâu
-
Biên Hoà bưởi chẳng đắng the
-
Uổng công anh se nhợ uốn cần
Dị bản
-
Trời cao hơn trán
Trời cao hơn trán
Trăng sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển
Biển rộng hơn sông
Anh đừng thương trước uổng công
Chờ cho thiệt vợ, thiệt chồng hãy thươngDị bản
Trời cao hơn trán, đuốc sáng hơn đèn
Kèn kêu hơn quyển, biển rộng hơn sông
Anh thương em linh láng tràn đồng
Bây giờ em lại kiếm chồng bỏ anh.
-
Anh đi đánh bẫy trong bưng
Dị bản
Anh đi đánh bẫy dưới bưng
Thấy con cúm núm nó chừng muốn bay
Video
-
Biên Hòa xứ bưởi thanh thanh
-
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn
-
Trách lòng Biện Nhạc chẳng minh
-
Trời cao cao bấy không xa
-
Con nhạn xanh chắp cánh bay chuyền
-
Bởi vì Tân biến vi toan
-
Rừng Nho biển Thánh khôn dò
-
Rộng đồng mặc sức chim bay
-
Công cha như núi ngất trời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi -
Thôi đừng lấy chú biện tuần
Chú thích
-
- Tứ hải
- Bốn biển (người xưa cho rằng bốn mặt xung quanh đất liền là biển cả), dùng để nói chung cả thiên hạ.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Sanh tâm biến tánh
- Thay đổi tính nết (cách nói của người Nam Bộ).
-
- Hốt hỏa lôi đình
- (Tính tình, cư xử) nóng như lửa (hỏa), như sấm sét (lôi).
-
- Ngó
- Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Ngỡi
- Tiếng địa phương Nam Bộ của "ngãi" (nghĩa, tình nghĩa).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Biên Hòa
- Địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với đặc sản bưởi Biên Hòa. Trong thời kì Pháp thuộc, người Pháp mở nhiều đồn điền cao su tại đây, đồng thời xây dựng ga xe lửa Biên Hòa thuộc tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nhân công và thành phẩm.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Thiệt
- Thật (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ này được đọc trại ra như vậy do kị húy bà vương phi Lê Thị Hoa (được vua Gia Long đặt tên là Thật).
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Cúm núm
- Một loại chim thuộc họ gà nước, cũng gọi là gà nước hoặc gà đồng, gặp nhiều ở những vùng đồng cỏ ngập nước Nam Bộ, có tiếng kêu "cúm, cúm." Người dân Nam Bộ thường hay đánh bắt cúm núm làm món ăn, vì thịt cúm núm rất mềm, ngon.
-
- Nguyễn Nhạc
- Anh cả trong ba anh em nhà Tây Sơn. Ông cùng với hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lập nên nhà Tây Sơn vào cuối thế kỉ 18 và lên ngôi vua, lấy hiệu là Thái Đức, ở ngôi từ năm 1778 đến năm 1788.
Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cửa lạch
- Hay cửa biển, nơi sông đổ ra biển.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
- Truyền thuyết ta kể Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh." Khi cần quân lính, Cao Biền chỉ gieo đậu vào đất, ủ kín một thời gian, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thiếu thần chú, lúc mở ra những hạt đậu cũng thành binh nhưng còn non, chưa đủ sức nên đi lẩy bẩy.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh. Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì.
-
- Hẩm
- Cũng như hẩm hiu, nghĩa là thiệt thòi. Thường dùng để nói về số phận, duyên phận (hẩm duyên, hẩm phận).
-
- Tân biến vi toan
- Chữ tân 辛 biến thành chữ toan 酸, một quan niệm lí số, theo đó những người thuộc can Tân (Tân Mùi, Tân Tỵ, Tân Mẹo, Tân Sửu, Tân Hợi, Tân Dậu) thường gặp nhiều chua cay (toan) trong cuộc đời. Tân biến vi toan là một trong Thập can chiết tự:
Giáp 甲 biến vi điền 田
Ất 乙 biến vi vong 亡
Bính 丙 biến vi tù 囚
Đinh 丁 biến vi vu 于
Mậu 戊 biến vi quả 寡
Kỷ 己 biến vi ân 殷
Canh 庚 biến vi cô 孤
Tân 辛 biến vi toan 酸
Nhâm 壬 biến vi vương 王
Quý 癸 biến vi thiên 天
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Rừng Nho biển Thánh
- Sách vở Nho giáo nói chung.
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Biện tuần
- Một chức vụ dưới thời Pháp thuộc, chuyên lo việc biên kí, sổ sách.
-
- Xẩm
- Một loại hình dân ca từng phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Ca từ của xẩm chủ yếu là thơ lục bát, lục bát biến thể có thêm các tiếng láy, tiếng đệm cho phù hợp với làn điệu. Nội dung của các bài xẩm có thể mang tính tự sự như than thân trách phận, nêu gương các anh hùng, liệt sĩ hay châm biếm những thói hư, tật xấu...
"Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị (mù) đi hát rong kiếm sống.
Thưởng thức một bài hát xẩm do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.