Bước tới khôn bề bước tới
Còn lui chân khó nỗi chân lui
Lửa tre than bọn khó vùi
Vào vòng chồng vợ sụt sùi sao nên
Tìm kiếm "ban tối"
-
-
Ai về tôi gửi buồng cau
-
Mình về tôi cũng về theo
Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau
Dù khi đĩa muối, chén rau
Thủy chung ta giữ, sang giàu mặc aiDị bản
-
Ai về tôi gửi đôi giày
-
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Cha mẹ tôi già như đèn cháy nhấp nhem
Bổn phận tôi là gái, mấy em còn khờ -
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Chẳng gần nhau một phút lửa tình thiêu gan -
Đường đi không tới nửa ngày
-
Ai làm cho cải tôi ngồng
-
Phòng trong sớm mở tối gài
Phòng trong sớm mở tối gài
Ai cười khúc khích để phòng ngoài ngẩn ngơ -
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về,
Kẻo em đây đang còn theo chân thầy mẹ cho trọn bề hiếu trungDị bản
-
Ai đi đợi với tôi cùng
-
Ai vô Quảng Nam cho tôi gửi mua đôi ba lượng quế
-
Mẹ chồng là mẹ chồng tôi
-
Cây gie bần ngã, bất khả viển vông
-
Chẳng ai xấu bằng anh chồng tôi
-
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Giấn vốn chỉ có ba đồng
Nửa để nuôi chồng, nửa để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu quấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng thả chơi
Còn thờ mua khám thờ trời
Mua tranh sơn thủy treo chơi đầu thuyềnDị bản
Lưng vốn chỉ có mười đồng
Phần để nuôi chồng, phần để nuôi tôi
Còn thừa mua cái bình vôi
Mua xanh, mua chảo, mua nồi nấu ăn
Còn thừa mua nhiễu vấn khăn
Mua dăm vuông vóc may chăn cho chồng
Còn thừa mua chiếc thuyền rồng
Đem ra cửa bể cho chồng chèo chơi
Để chàng tùy thích, thảnh thơi
Danh lam thắng cảnh, ngược xuôi mặc lòng
-
Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu
-
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Kẻ xưa nợ vợ, người nay nợ chồngDị bản
Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng
-
Đi đâu có anh có tôi
Đi đâu có anh có tôi
Người ta mới biết là đôi vợ chồng -
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Tình chồng vợ anh không tưởng tới
Nghĩa sinh thành anh chẳng kể chi
Sao anh bất thức bất tri
Anh đi lính mộ được gì đâu na
Anh nghe em hỏi đây mà
Ai sinh ai đẻ anh ra thành người
Sao anh không sợ người cười
Cái nòi lính mộ mấy đời sướng thân
Hỏi anh anh phải phân trần
Cha già mẹ yếu đỡ đần cậy ai?
Tình non nghĩa nước bao ngày
Con trăng cõi Bắc đã đầy nhớ thương
Chú thích
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Than bọn
- Than đã cháy tàn thành tro.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Dưa khú
- Dưa muối lâu bị thâm lại và có mùi, ăn dở hoặc không ăn được.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Nghệ An
- Tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta, nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Trước đây, Nghệ An với Hà Tĩnh được gọi là Hoan Châu, trải qua nhiều lần sáp nhập và chia tách với tỉnh Hà Tĩnh, từ năm 1991 tỉnh Nghệ An lại tách ra như ngày nay.
Nghệ An là nơi có nhiều danh thắng đẹp như biển Cửa Lò, sông Lam, vườn quốc gia Pù Mát... Đây cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Mai Hắc Đế, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
-
- Nhân sâm
- Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.
-
- Thân phụ
- Cha (từ Hán Việt).
-
- Nõn
- Mịn, mượt, láng lẩy.
-
- Gie
- (Nhánh cây) chìa ra.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Giấn
- Cũng viết là dấn, động tác cố thêm một chút để đặt mình/ sự vật vào tình trạng mới, môi trường mới nhằm đạt được mục đích. Ví dụ: dấn bước = bước cố thêm để đạt được mục đích; dấn thân = cố gắng thêm để đặt thân mình vào một môi trường, tình trạng mới; dấn men = nhúng cốt gốm sứ vào men trước khi nung; dấn vốn = vốn liếng có được sau khi cố gắng huy động.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Xanh
- Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Vuông
- Đơn vị dân gian dùng để đo vải, bằng bề ngang (hoặc khổ) của tấm vải (vuông vải, vuông nhiễu).
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Khám
- Vật làm bằng gỗ, giống như cái tủ nhỏ không có cánh, dùng để đặt bài vị, đồ thờ, thường được gác hay treo cao.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Bất thức bất tri
- Không hiểu không biết (cụm từ Hán Việt).
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Na
- Trợ từ, thường đặt cuối câu hỏi, như hả, ha, a, ru... (phương ngữ Trung Bộ).