Tìm kiếm "Cầu Đông"
-
-
Chân đi ba bước lại dừng
Chân đi ba bước lại dừng
Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn
Đi buôn cho đáng đi buôn
Đi buôn cau héo có buồn hay không -
Trầu quế chọn ngọn cho chuông
-
Lợn đầu, cau cuối
-
Ba cây mía đóng tía song song
-
Vuông vuông cửa đóng hai đầu
-
Sáo sậu là cậu sáo đen
-
Sáo sậu là cậu sáo đen
-
Nhà xanh lại đóng đố xanh
-
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy ba ông bụt cởi trần nấu cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì ứ hự, nồi cơm không cònDị bản
Cái bống đi chợ Cầu Cần
Thấy hai ông bụt ngồi vần nồi cơm
Ông thì xới xới, đơm đơm
Ông thì giữ mãi nồi cơm chẳng vần
-
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành theo sau
Con cua lạch bạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua -
Lên rừng đốt một đống rơm
-
Cù queo mà ở dưới đồng
-
Hiên ngang mà đứng giữa đồng
-
Hai cô ra tắm một dòng
-
Tựa như cây trúc ngoài đồng
-
Bao giờ Mang hiện đến ngày
-
Vừa bằng cái nong, cả làng đong không hết
-
Trước sơn thủy, hai bên giáo đóng
-
Trồng tre cho biết thứ tre
Trồng tre cho biết thứ tre
Thứ tre mình nguộc, thứ tre mình ngà
Trồng cà cho biết thứ cà
Thứ cà tim tím, thứ cà xanh xanh
Trồng chanh cho biết thứ chanh
Thứ chanh ăn mắm, thứ chanh gội đầu
Trồng trầu cho biết thứ trầu
Thứ trầu đãi khách, thứ trầu đưa dâu
Trồng dâu cho biết thứ dâu
Thứ dâu ăn trái, thứ dâu để tằm
Chú thích
-
- Bạch thiệt
- Lưỡi trắng (chữ Hán).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Chuông
- Vuông, tốt đẹp.
-
- Trửa
- Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lợn đầu, cau cuối
- Lợn lứa đầu là lợn tốt (hay ăn chóng lớn), cau cuối buồng thường to và chắc.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Lèn
- Đánh đòn roi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Đố
- Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Cầu Cần
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Cần, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Ăn ong
- Khai thác mật, sáp và nhộng ong bằng cách đốt bùi nhùi hun khói cho ong bay ra rồi cắt lấy tổ ong. Ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là vùng rừng Cà Mau, có những người làm nghề ăn ong, gọi là "thợ ăn ong." Đọc thêm: Mùa ăn ong.
-
- Cù queo
- Cong vẹo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Câu Mang
- Còn có tên là thần Câu Long, vị thần mùa xuân trong văn hóa Trung Hoa. Ở nước ta, từ đời vua Lý Thánh Tông trở về sau cũng có tục thờ thần Câu Mang. Vào thời nhà Nguyễn, hằng năm, triều đình và nhân dân có tục rước thần Câu Mang tượng trưng bằng đứa trẻ chăn trâu đứng cạnh con trâu. Năm nào được mùa thì đứa trẻ đi bằng cả hai chiếc giày, năm nào mất mùa thì chỉ đi một chiếc giày. Các triều vua Nguyễn đều tổ chức tế và rước con trâu và Mang thần bằng đất. Tuy nhiên, từ triều vua Khải Định trở về sau con trâu và đứa trẻ chỉ vẽ vào vải để tế và rước.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Nguộc
- Ngọc (phương ngữ một số vùng Trung Bộ).
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.