Xin anh nghĩ lại kẻo nhầm
Lòng em vằng vặc như rằm giăng thu
Giăng trung thu còn có khi mờ
Lòng em vằng vặc bao giờ cho phai
Tìm kiếm "giăng mùng"
-
-
Nguồn cơn tôi biết thế này
-
Mười năm lưu lạc giang hồ
-
Anh đây tài tử giai nhân
-
Nhất cao là núi Chóp Chài
-
Mênh mông một giải giang hà
-
Tiếng ai tha thiết bên giang
-
Lật đật cũng đến bên giang
Lật đật cũng đến bên giang
Anh nay thong thả cũng sang chuyến đò -
Cứ chê thằng trước phũ phàng
-
Trong mình ghẻ lở đầy người
-
Ngộ bất cập mới gặp em đây
Ngộ bất cập mới gặp em đây
Hỏi thăm quê quán, tổng làng ở đâu
Nhà em nhà ngói hay nhà lá
Tán lá hay tán cây
Đệ huynh có mấy, tuổi nàng bao nhiêu?
– Thấy anh muốn rõ, để em phân tỏ anh tường
Châu Đốc em nương ngụ, Cây Gòn em ở yên
Nhà em nhà lá chống tán lá, tán cây
Phụ mẫu em song toàn, em đây vốn thiệt hết lòng
Tuổi chừng trăng tỏ, chỉ hồng chưa nơi -
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Trai giỏi giắn không lo ế vợ
Gái lịch xinh chẳng sợ ế chồng -
Tôi ở hòn Khoai đi về hòn Đá Bạc
-
Anh đi ghe gạo Gò Công
Dị bản
Anh đi chuyến gạo Gò Công
Anh về Bao Ngược bị giông đứt buồm
-
Tri Tôn, Châu Đốc rất gần
-
Làm sao hóa đặng chim xanh
Dị bản
Làm sao hóa đặng chim xanh
Bay ra đảo vắng thăm anh đỡ buồn
-
Cơm hai bát, bát ăn bát để
-
Bên nàng mặc lãnh Mỹ A
-
Anh đi Rạch Giá qua truông
-
Sông Ngã Bảy chảy về bảy ngả
Chú thích
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Cơ đồ
- Cơ nghĩa là nền, đồ là bức vẽ. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh: [Cơ đồ là] cơ nghiệp bản đồ, kể về việc cả nước, hoặc việc vương bá. Nền tảng kế hoạch, kể về việc thông thường.
-
- Tài tử giai nhân
- Người con trai có tài, người con gái có sắc. Chỉ những người tài sắc nói chung.
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
(Truyện Kiều)
-
- Nằm đò
- Đi đò dọc (tiếng địa phương).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Chóp Chài
- Một ngọn núi thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lưu ý phân biệt với núi Chóp Chài của tỉnh Phú Yên.
-
- Hải hà
- Biển và sông. Từ này cũng được dùng theo nghĩa rộng, chỉ chí khí rộng lớn.
-
- Giang hà
- Sông nước nói chung (từ Hán Việt).
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
(Đưa em tìm động hoa vàng - Phạm Thiên Thư)
-
- Giang
- Sông lớn (từ Hán Việt).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Giằng cối xay
- Cái cần dài một đầu có một khúc gỗ thọc vào lỗ tai cối, một đầu có thanh gỗ ngang buộc dính vào hai sợi dây từ cành cây hay trên sườn nhà thả thòng xuống. Khi xay bột hay xay lúa, người ta kéo giằng xay để cối quay tròn. Một số địa phương phát âm thành "giàng xay" hay "chàng xay".
-
- Tim la
- Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
-
- Ngộ bất cập
- Thình lình mà gặp, gặp chuyện không tính trước.
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Huynh đệ
- Anh em (từ Hán Việt). Cũng có thể hiểu là anh chị em nói chung.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Cây Gòn
- Tên một ấp thuộc xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây cũng là tên dân ta thường gọi một khu vực giáp với thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), thuộc xã Boreycholsa, huyện Boreycholsa, tỉnh Takeo, Campuchia.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Song toàn
- Còn nói song tuyền, vẹn toàn cả hai (từ Hán Việt).
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Hòn Khoai
- Một hòn đảo nằm trong cụm đảo cùng tên, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tên gọi này được giải thích theo hai cách: trên đảo có nhiều khoai và đảo có hình dáng củ khoai. Đây là một hòn đảo đá, đồi và rừng còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã. Hiện nay cụm đảo Hòn Khoai là một điểm đến du lịch có tiếng của tỉnh Cà Mau.
-
- Hòn Đá Bạc
- Tên một cụm gồm hai hòn đảo thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Đây là một cụm đảo đá nhỏ nhưng có phong cảnh rất đẹp, là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng ở Cà Mau.
-
- Hòn Nhum
- Tên một cụm đảo nay thuộc ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương, gồm các đảo Nhum Ông, Nhum Bà, Nhum Tròn, Nhum Mốt, Nhum Giếng... Gọi tên các đảo này là hòn Nhum vì xưa kia trên các hòn này có rất nhiều cây nhum. Trịnh Hoài Đức viết trong Gia Định thành thông chí: “Cây thiết tung tục gọi là cây nhum (ngoài Bắc gọi mỳ), giống như cây dừa mà có nhiều gai, thớ gỗ màu đen mà cứng bền, dùng làm cột nhà, sàn nhà, xẻ ra làm tấm khắc liễn đối rất tốt, lại dùng làm đồn lũy vì có gai nhọn và cứng.” Các đảo Hòn Nhum cùng với những đảo lân cận như Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước, Hòn Đụn, Hòn Dừa... được xem là "Hạ Long của miền Nam."
-
- Tiều phu
- Người hái củi (chữ Hán tiều có nghĩa là củi).
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Vàm Bao Ngược
- Tên cửa sông tiếp giáp giữa sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp, thuộc địa phận huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Lòng sông ở đây sâu, nước chảy mạnh, thường có sóng to gió lớn, nên trước đây thường xảy ra tai nạn đắm thuyền.
-
- Tri Tôn
- Địa danh nay là một huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang. Tại đây có thắng cảnh đồi Tức Dụp, di tích chùa Xà Tón, và nhất là nhà mồ Ba Chúc, nơi tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát do Khmer Đỏ gây ra.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chim xanh
- Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.
Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.
-
- Phú Quốc
- Được mệnh danh là đảo Ngọc, hòn đảo lớn nhất nước ta, thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc có nhiều bãi biển rất đẹp, thu hút nhiều khách du lịch. Nơi đây còn nổi tiếng với đặc sản hồ tiêu có vị cay nồng rất riêng.
-
- Sông Lại Giang
- Tên dòng sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
-
- Lãnh Mỹ A
- Cũng gọi là tơ xuyên, một loại vải lãnh nổi tiếng một thời ở làng lụa Tân Châu, nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Để làm được một cây lụa Mỹ A phải tốn rất nhiều công sức. Ðầu tiên phải chọn loại tơ tằm tốt nhất, đem về quay ra, móc cửi, rồi đưa lên khung dệt. Để tạo màu cho lụa, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn xanh (không chọn những trái chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát như bột, cho vào khăn lược vắt lấy nước màu đen, rồi cho vào thùng để nhuộm. Trung bình cứ nhuộm một cây lụa dài 20 m thì phải cần đến 100 kg mặc nưa. Thời gian nhuộm và phơi ròng rã mất 1 tháng 10 ngày mới xong. Chính vì tốn nhiều công lao như vậy nên lãnh Mỹ A là một mặt hàng cao cấp trước đây.
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Ngã Bảy
- Địa danh nay là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang, là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Côn, Mang Cá và kênh Xáng. Trước đây ở đây có chợ nổi Ngã Bảy (cũng gọi là chợ Phụng Hiệp), một khu chợ trên sông nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ, là đầu mối buôn bán giao thương rất sầm uất. Chợ nổi Ngã Bảy được nhắc đến trong bản vọng cổ Tình anh bán chiếu của cố soạn giả Viễn Châu:
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào bên dòng kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào?