Tìm kiếm "dưới cầu"

  • Thượng bất khả thượng

    Thượng bất khả thượng
    Hạ bất khả hạ
    Chỉ nghi tại hạ
    Bất khả tại thượng
    (Trên không thể trên
    Dưới không thể dưới
    Đúng nên ở dưới
    Không thể ở trên)

    Là chữ gì?

    Chữ nhất

  • Tam thủ nhất vĩ

    Tam thủ nhất vĩ
    Lục nhĩ lục nhãn
    Tứ túc chỉ thiên
    Tứ túc chỉ địa

    (Tạm dịch:

    Ba đầu một đuôi
    Sáu tai sáu mắt
    Bốn cẳng chỉ trời
    Bốn chân chống đất
    )

    Là gì?

    Hai người khiêng lợn

  • Ba bà đi chợ Cầu Nôm

    Ba bà đi chợ Cầu Nôm
    Bà đi sau rốt luôn mồm “Nhanh lên!”
    Bà đi trước thì thiếu hàm trên,
    Bà đi giữa thì thiếu hàm dưới,
    Chỉ bà đi cuối là đủ hai hàm!

    Là gì?

    Người đi bừa, con trâu và cái bừa

  • Chim gì kêu suốt mùa hè

    Chim gì kêu suốt mùa hè,
    Nó kêu “nước nước” ven đê, ven đường?
    Chim gì kêu chẳng ai thương,
    Kêu ra người mắng tìm đường bay xa?
    Chim gì kêu giữa tháng ba,
    Giục chùm vải chín là đà bên sông?
    Chim gì nhảy nhót trên đồng,
    Trên lưng trâu đậu mà trông luống cày?
    Chim gì làm tổ trên cây,
    Chim gì sẵn đó đẻ ngay tức thì,
    Đẻ rồi chắp cánh bay đi,
    Ấp nở mặc trứng, con thì không nuôi?
    Chim gì mà lượn trên giời,
    Rình con gà nhỏ làm mồi nó ăn?
    Chim gì bé tị lăn tăn,
    Làm tổ cây ngáinhện chăng ven đường?
    Chim gì đuôi, cánh màu vàng,
    Véo von cho cả xóm làng đều thân?
    Chim gì bay ra ầm ầm?
    Chim gì ăn tối âm thầm đó ai?
    Chim gì hót đủ trăm bài?
    Chim gì mặt nguyệt xòe dài lông đuôi?
    Chim gì chả thấy ai nuôi,
    Chỉ đậu cửa điện, đứng nơi cửa đền?

    Là những loại chim gì?

    Chim cuốc kêu suốt mùa hè,
    Nó kêu “nước, nước” ven đê ven đường.
    Chim quạ kêu chẳng ai thương,
    Kêu ra người mắng, tìm đường bay xa.
    Tu hú kêu vào tháng ba,
    Giục chùm vải chín là đà ven sông.
    Sáo sậu nhảy nhót trên đồng,
    Trên lưng trâu đậu mà trông luống cày.
    Bồ các làm tổ trên cây,
    Tu hú đẻ đó liền ngay tức thì.
    Đẻ rồi chắp cánh bay đi,
    Ấp nở mặc trứng, con thì không nuôi.
    Diều hâu mà lượn trên giời,
    Rình con gà nhỏ làm mồi nó ăn.
    Chim sâu bé tị lăn tăn,
    Làm tổ cây ngái nhện chăng ven đường.
    Hoàng anh đuôi cánh màu vàng,
    Véo von cho cả xóm làng đều thân.
    Én, mòng bay lượn ầm ầm,
    Chim vạc ăn tối âm thầm đó ai.
    Chim khướu hót đủ trăm bài,
    Chim công mặt nguyệt xòe dài lông đuôi.
    Chim hạc chẳng thấy ai nuôi
    Chỉ đậu cửa điện, đứng nơi cửa đền.

     

     

Chú thích

  1. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  2. Sàng
    Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  3. Cày
    Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.

    Cái cày

    Cái cày

  4. Đố
    Thanh tre hay gỗ đóng dọc ở vách, cùng với những thanh ngang gọi là mè, tạo thành "khung xương" cho vách đất.
  5. "Nhà đen" là cái nồi, "đố đen" là cái kiềng, "sấm động" là tiếng cơm sôi, và "đèn chong" là lửa.
  6. Lạc
    Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.

    Hạt lạc (đậu phộng)

    Hạt lạc (đậu phộng)

  7. Chài
    Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  8. Kỳ lân
    Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  9. Gáo
    Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.

    Gáo

    Gáo

  10. Trong chữ thượng 上 thì chữ nhất 一 nằm dưới (không thể ở trên). Trong chữ hạ 下 thì chữ nhất nằm trên (không thể nằm dưới). Trong hai chữ chỉ 止 và nghi 宜 thì chữ nhất nằm dưới. Trong hai chữ bất 不 và khả 可 thì chữ nhất lại nằm trên.

    Tương truyền câu này do một nhà sư đặt ra để đố Lê Quý Đôn, lúc ấy còn kiêu ngạo cho treo tấm bảng Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn 天下疑一字來問 (ai không hiểu chữ gì thì đến mà hỏi) ngoài cổng. Điều lí thú là câu này còn có thể hiểu là "Ai không hiểu chữ nhất thì đến mà hỏi."

  11. Ngan
    Còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.

    Vịt xiêm mái ấp trứng

    Vịt xiêm mái giỏi ấp trứng và giữ con

  12. Thước
    Đơn vị đo chiều dài cổ ở nước ta. Một thước ngày đó bằng 40 cm. Ngày nay một thước được hiểu là 1 m.
  13. Âm phủ
    Cũng gọi là âm ty, âm cung, một khái niệm trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc. Theo đó, linh hồn của người chết sẽ được đưa đến âm phủ, được luận xét công tội khi còn là người trần, sau đó tuỳ mức độ công tội mà được đưa đi đầu thai (thành người hoặc vật) hoặc phải chịu các hình phạt khủng khiếp. Trong văn hoá Trung Hoa và Việt Nam, âm phủ cũng có hệ thống như trần gian: đứng đầu âm phủ là Diêm Vương (cũng gọi là Diêm La Vương, nên âm phủ còn có tên là Điện Diêm La), dưới là các phán quan, cuối cùng là các quỷ dạ xoa.

    Một hình vẽ âm phủ

    Một hình vẽ âm phủ

  14. Hướng lên trời.
  15. Đê
    Một lũy đất nhân tạo hay tự nhiên kéo dài dọc theo các bờ sông hoặc bờ biển để ngăn lũ lụt.

    Đường đê

    Đường đê

  16. Vải
    Tên Hán Việt là lệ chi, một loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới. Quả có lớp vỏ màu đỏ, sần sùi dễ bóc, bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ăn rất ngọt. Quả được thu hoạch vào mùa hè.

    Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)

    Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)

  17. Giời
    Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  18. Ngái
    Một loại cây thuộc họ dâu tằm, có tên khác là sung ngái, dã vô hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, tất cả các bộ phận của cây ngái đều có tác dụng chữa bệnh.

    Cây ngái

    Cây ngái

  19. Mặt nguyệt
    Một loại họa tiết cổ gồm một hình dĩa tròn tựa trên mấy cụm mây, thường xuất hiện trên mái đình, chùa. Họa tiết này thường kèm theo hình hai con rồng.

    Mặt nguyệt ở giữa hai con rồng trong họa tiết "rồng chầu mặt nguyệt"

    Mặt nguyệt ở giữa hai con rồng trong họa tiết "rồng chầu mặt nguyệt"

  20. Cuốc
    Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  21. Liên tưởng từ mô phỏng tiếng kêu "cuốc, cuốc" của loài chim này, đồng âm với "quốc, quốc" (Tiếng Hán Việt nghĩa là "nước").
  22. Quạ
    Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.

    Con quạ

    Con quạ

  23. Tu hú
    Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  24. Sáo sậu
    Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu

  25. Ác là
    Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.

    Bồ các (ác là)

    Ác là

  26. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  27. Chim sâu
    Tên chung của một số loài chim nhỏ như chim sẻ, thường ăn mật hoa, quả mọng, nhện và sâu bọ.

    Chim sâu bình nguyên

    Chim sâu bình nguyên

  28. Hoàng anh
    Còn gọi là chim vàng anh hay hoàng oanh, là loài chim di cư nhỏ, ăn côn trùng và quả cây. Hoàng anh trống nổi bật với bộ lông vàng và đen, hoàng anh mái có bộ lông vàng ánh xanh lục.

    Chim Hoàng Anh (Chim Vàng Anh)

    Chim Hoàng Anh

  29. Én
    Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.

    Chim én

    Chim én

  30. Hải âu
    Còn gọi là chim mòng hay mòng biển. Là loài chim có kích thước từ trung bình tới lớn, thường có màu xám hay trắng, với các đốm đen trên đầu hay cánh, mỏ dài khỏe, chân có màng bơi. Người đi biển có thể xem chim hải âu bay để dự đoán thời tiết.

    Chim mòng (hải âu)

    Chim hải âu

  31. Vạc
    Một loại chim có chân cao, cùng họ với diệc, , thường đi ăn đêm, tiếng kêu rất to.

    Vạc

    Vạc

  32. Khướu
    Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  33. Công
    Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.

    Chim công

    Chim công

  34. Hạc
    Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.

    Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
    Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng

    (Nhị thập tứ hiếu)

    Tranh vẽ hạc

    Tranh vẽ hạc

  35. Chim hạc nói đây là chim hạc bằng gỗ sơn hoặc bằng đồng

    Hạc gỗ trang trí nơi thờ phượng

    Hạc gỗ trang trí nơi thờ phượng