Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa
Tìm kiếm "cá liệt"
-
-
Con vua mà lấy thằng bán than
-
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn -
Rủ nhau ra tắm hồ sen
Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay -
Tới đây đất rộng, người đông
-
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ
Ai có chồng, nói chồng đừng sợ
Ai có vợ, nói vợ đừng ghen
Tới đây hò hát cho quen
Rạng ngày ai về nhà nấy, không dễ ngọn đèn hai tim -
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Đêm qua trời sáng trăng rằm
Anh đi qua cửa, em nằm không yên
Mê anh chẳng phải mê tiền
Thấy anh lịch sự, có duyên, dịu dàng
Thấy anh em những mơ màng
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi
Thấy anh chưa kịp ngỏ lời
Ai ngờ anh đã vội dời gót loan
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây
Xin chàng hãy lại nơi đây chút nào
Cho thiếp tỏ thiệt với nao! -
Anh còn son, em cũng còn son
-
Thương em răng nỏ muốn thương
-
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than -
Đôi ta như lửa mới nhen
-
Đôi ta gặp được nhau đây
-
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Hai ta đã đẹp đôi rồi
Ai dèm pha chớ đoạn, ai vẽ vời chớ nghe -
Đã mang lấy cái thân tằm
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu khôngDị bản
Đã mang lấy cái thân tằm
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.
-
Dù ai cho bạc cho vàng
Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay -
Ăn cơm một bữa một lưng
Ăn cơm một bữa một lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emDị bản
Ăn cơm ba chén lưng lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Nước uống cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền
-
Anh ơi đi lại cho dày
Anh ơi đi lại cho dày
Mẹ thầy không gả, em bày mưu cho. -
Khi nào Bến Thủy hết dầu
-
Chừng nào muối ngọt, chanh thanh
-
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhauDị bản
Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
Chú thích
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đô đốc
- Tên một chức quan chuyên trách về quân sự trong thời phong kiến. Tùy theo từng thời kì mà chức đô đốc có những quyền hạn khác nhau, nhưng đều là cấp cao (ví dụ đứng đầu bên võ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Son
- Còn trẻ chưa có vợ, chưa có chồng.
-
- Răng nỏ
- Sao không (phương ngữ miền Trung).
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Ngô đồng
- Một loại cây gỗ rất cao (có thể hơn 17 mét), thân lớn (khoảng nửa mét), vỏ màu lục xám hoặc nâu xám (khi già), rụng lá vào mùa thu. Gỗ ngô đồng rất nhẹ, màu trắng vàng, có vân, thường dùng làm nhạc cụ. Ngô đồng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Trung Hoa và các nước đồng văn (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam), thường được đề cập trong thơ ca. Tương truyền chim phượng hoàng luôn chọn đậu trên cành ngô đồng.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông
(Tì bà - Bích Khê).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bến Thủy
- Một địa danh thuộc tỉnh Nghệ An, nay là tên một phường thuộc thành phố Vinh.
-
- Đô Lương
- Địa danh nay là một huyện của tỉnh Nghệ An.