Tìm kiếm "cà đắng"
-
-
Anh chê em xấu
-
Ấy ai vô phúc trên đời
-
Vì tằm em phải chạy dâu
-
Xa xôi chịu chữ vô tình
Xa xôi chịu chữ vô tình
Tới lui chẳng đặng nên mình có đôi -
Thương sao thấy mặt thương liền
-
Thò tay hốt ổ chim sâu
-
Muốn lên trời, trời không có ngõ
-
Ra đi một bước dòn dòn
Ra đi một bước dòn dòn
Hai tay ôm áo vo tròn khóc than
Tưởng là mình thiếp với chàng
Ai hay có kẻ đón đàng thả gai -
Kể chuyện ông huyện về quê
Kể chuyện ông huyện về quê
Có hai hòn ngọc kéo lê dọc đàng
Bà huyện cứ tưởng hòn vàng
Đánh trống đánh phách cả làng ra khênh -
Nhọ đen cũng thể là vàng
Nhọ đen cũng thể là vàng
Đá hoa chạm vẽ lót đàng mà đi -
Làm sao hiệp mặt đôi ta
-
O bà cũng nỏ mần chi
-
Đã có mắt thì xem đàng
Đã có mắt thì xem đàng
Có phải cận thị ngó quàng ngó xiên? -
Ở đây rìu rịt lấy chàng
-
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Tưởng là ơn nghĩa đặng gần
Hay đâu nhân nghĩa xa lần ông mai
Tay cầm gàu nước sớt hai,
Bằng nay tưới lựu, bằng mai tưới đào
Muốn gần, ơn nghĩa muốn trao
Nghĩa nhân còn tại biết làm sao cho gần. -
Bên em nứt nẻ đã yên
-
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà -
Mướp đắng đã có mạt cưa
Dị bản
Mướp đắng đã có mạt cưa
Bố bay hay lừa gặp mẹ hay điêu
-
Con ơi nhớ lấy lời cha
Chú thích
-
- Sảy
- Cũng viết là sẩy, động tác hất cái nia hoặc sàng đựng lúa lên xuống đều đặn để tách vỏ và hạt lép ra khỏi hạt mẩy.
-
- Bồ cào
- Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Trát
- Giấy truyền lệnh của quan lại ngày xưa. Từ chữ Hán 札 nghĩa là cái thẻ, vì ngày xưa không có giấy nên mọi mệnh lệnh muốn truyền đạt phải viết vào miếng gỗ nhỏ.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đặng Mậu Lân
- Tục gọi là cậu Trời, em ruột Tuyên phi Đặng Thị Huệ, là Quận mã (con rể) của chúa Trịnh Sâm. Ông này khét tiếng là người càn rỡ và dâm dật. Tục truyền, ông cậy thế chị, thường ra đường bắt phụ nữ, rồi quây màn hiếp tại chỗ. Tang thương ngẫu lục chép: Về sau, Tuyên Phi và Cung Quốc công (Trịnh Cán) bị phế. Đặng Lân bị bắt bỏ ngục rồi nhịn ăn mà chết.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Phu thê
- Vợ chồng (từ Hán Việt).
Có âm dương, có vợ chồng,
Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
(Cung oán ngâm khúc)
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cửu trùng
- Nghĩa đen là chín tầng, chỉ chín cõi trời theo quan niệm Phật giáo, gồm có: Vô vân, Phước sinh, Quảng quả, Vô tưởng, Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, và Sắc cứu cánh.
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Nỏ mần chi
- Chẳng làm gì (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Rìu rịt
- Không rời, giữ rịt.
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Bạch Đằng
- Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...
-
- Đọc thêm về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 tại đây.